Bài Viết Nhật Ký Làm Theo Lời Bác
Viết bài văn phân tích bài thơ Viếng lăng Bác hay nhất?
Về “Seeking Feedback and Improvement”
Trong quá trình viết, bạn có cơ hội hồi tưởng, nhìn nhận sự việc theo một góc nhìn mới, khách quan hơn. Chính quá trình này tạo ra những phản hồi cần thiết cho việc phát triển kỹ năng. Khi viết, chúng ta cũng có thể đóng ở vai trò ngôi thứ 3, đánh giá và đưa ra ý tưởng mới, đề xuất giải pháp tốt hơn.
Điều thú vị thứ nhất là, quá trình ghi nhận, tự phản hồi bằng cách viết nhật ký không phụ thuộc vào các yếu tố bên ngoài (như thầy cô, trường lớp), điều này có nghĩa là nó mang nghĩa chủ động, dễ dàng thực hiện trong thời gian dài.
Điều thứ hai, viết nhật ký có thể diễn ra như một thói quen theo ngày, tức là vòng lặp của ghi nhận, phản hồi, phát triển rất ngắn. Điều này tận dụng được hiệu ứng compound effect – Bạn chỉ cần tốt hơn 1% mỗi ngày, bạn sẽ giỏi hơn 38 lần sau một năm.
Điều thứ ba, đó là việc phát triển hướng đến một phiên bản tự hoàn thiện. Viết nhật ký có thể coi là hoạt động theo những nguyên tắc của việc tự học, phát triển kỹ năng phù hợp với bản thân theo cách của riêng mình. Điều này dẫn tới việc tránh được những hướng phát triển sai lệch, không phù hợp với bản thân. Bạn có thể hình dung như việc theo đuổi 1 hình ảnh lý tưởng bên ngoài mà bạn thấy ngưỡng mộ với việc quan sát bản thân từng ngày, thử và sai để đạt được một phiên bản tốt hơn – tạm gọi là phiên bản tự hoàn thiện.
Qua phân tích trên, mọi người có thể hình dung rằng, việc viết nhật ký là một công cụ phát triển bản thân rất tốt, không chỉ trong lĩnh vực lãnh đạo mà còn có thể áp dụng cho rất nhiều kỹ năng chuyên môn khác nữa.
Mình sẽ để thêm bên dưới một số nguồn đáng tin cậy nói về tầm quan trọng của việc viết nhật ký hàng ngày để các bạn có thể tham khảo.
cũng là trách nhiệm của cả người học và người dạy, để trở thành Người - Chữ Người viết hoa và với nghĩa rộng.
: Học tập là một chặng đường dài không có điểm kết thúc, là cái thang không có bậc cuối cùng. Bác Hồ cũng nhấn mạnh việc học tập nâng cao trình độ của bản thân có nội dung cách mạng chứ không phải học tập vì những động cơ cá nhân. Việc học tập, rèn luyện toàn diện để có đủ đức đủ tài, nâng cao hiểu biết để phục vụ nhân dân là điều phải làm hằng ngày.
Hơn ai hết, Người hiểu rằng: nền
truyền thống Việt Nam còn mang nhiều thiếu hụt, hạn chế; trình độ khoa học kỹ thuật thấp kém, lề lối sản xuất chưa được cải tiến, nhiều phong tục tập quán còn lạc hậu. Việc học tập tiếp thu những tri thức mới, những kinh nghiệm mới để làm chủ khoa học kỹ thuật, để tiến kịp với trình độ văn minh của nhân loại là điều rất cần thiết và quan trọng. Người còn nhấn mạnh:
“Muốn biết thì phải thi đua học.
Càng tiến bộ càng thấy cần phải học thêm”
Học để làm gì là vấn đề trọng tâm của mọi hoạt động giáo dục. Giáo dục hiện đại hướng đến việc đào tạo những con người có tầm tư duy rộng mở trong một
toàn cầu hóa, có tinh thần dân chủ, có khả năng hợp tác và có thể làm việc trong môi trường quốc tế. Mục đích học của học sinh hiện đại hướng đến không (chỉ là) để vượt qua kỳ thi, mà là để trở thành một con người có tư duy độc lập, có kỹ năng giải quyết các vấn đề trong
, có tri thức vững chắc cho tương lai của mình.
Bác Hồ thăm lớp học vỡ lòng ở phố Hàng Than, Hà Nội
đã xây dựng 4 trụ cột cho việc học. Đó cũng là định hướng cho giáo dục của nhân loại trong thiên niên kỷ thứ ba: Học để biết, học để làm, học để xác lập bản thân và học để chung sống với người khác (learning to know, learning to do, learning to be and learning to live together). Từ góc nhìn đó, có thể thấy ở Việt Nam 2 trụ cột quan trọng: Học để biết và Học để xác lập bản thân vẫn chưa đậm nét trong hệ thống
. Thậm chí, học để biết đã biến dạng thành học để thi. Học sinh đi học chỉ để qua kỳ thi và cha mẹ cũng chỉ mong con đạt điểm tốt. Giáo viên cũng dạy để thi, để chạy theo thành tích cho đẹp báo cáo lên cấp trên... (!).
Mục tiêu học để kiếm tiền, để có công ăn việc làm phổ biến trong trường học ngày nay. Sau khi tốt nghiệp đại học, điều đầu tiên của một tân cử nhân cần phải làm khi ứng tuyển vào các cơ quan là phải đưa ra một tấm bằng “đẹp”. Muốn có bằng “đẹp” lại phải “lo” điểm “đẹp” từ khi còn ở giảng đường đại học. Tân cử nhân trở thành tân cán bộ tuy không thể được bổ nhiệm ngay vào các vị trí lãnh đạo như thời phong kiến nhưng (từ đó trở đi) sẽ quen dần với việc đánh giá, bình xét, quy hoạch, bổ nhiệm... với những yêu cầu về bằng cấp là tiêu chuẩn “cứng” đầu tiên...
Để thay đổi “tập quán” tư duy này, không những cần thay đổi tư duy của giáo viên và học sinh mà còn cần thay đổi cả tư duy và cách
, thay đổi cách kiểm tra đánh giá. Trách nhiệm đảm nhận công việc xúc tiến những thay đổi đó trước hết thuộc về những nhà hoạch định chính sách giáo dục.
Nhớ lại lời Bác Hồ dặn: “Học để làm người” có thể thấy tầm nhìn xa của Người về tính toàn diện của giáo dục, để mỗi người lớn lên được giáo dục để trở thành Người - Chữ Người viết hoa và với nghĩa rộng. Điều này hoàn toàn tương hợp với những tiêu chí giáo dục hiện đại của UNESCO.
Thêm bài hát vào playlist thành công
Tôi là người kinh doanh piano cũ khoảng 10 năm nay và có thâm niên làm âm nhạc chuyên nghiệp và những công việc liên quan khoảng gần 40 năm (tôi năm nay gần 49 tuổi, học nhạc chuyên nghiệp từ năm 9 tuổi, tức khoảng năm 1974).
Trước tiên, cám ơn bạn đã đưa những thông tin tương đối chính xác về piano cũ ở Việt nam. Không thể phủ nhận là thông tin bạn đưa, theo tôi, đúng đến khoảng 90% thực trạng kinh doanh piano cũ nói chung ở Việt nam. Điều này rất có ích cho nhiều người khi có ý định mua piano vì theo giọng văn, tôi cũng tin tưởng khoảng 80% bạn là người dùng thực, không phải cửa hàng đàn nào đó muốn quảng cáo cho mình; mà dù bạn có là cửa hàng đàn nào đó muốn quảng cáo cho mình thì bạn cũng đã thành công khi lấy được lòng tin của một số người.
Quan điểm sống của tôi là không phải cuộc đời bạn đã và sẽ kiếm được bao nhiêu tiền mà bạn đã và đang làm gì để kiếm tiền và bạn đã để lại cái gì cho đời (tất nhiên là bạn đừng để mình quá nghèo, như thế cũng là cái tội).
Vì vậy, xin có vài lời về một số quan điểm mà tôi cho là chưa thật chính xác của bạn (mặc dù, về cơ bản, bạn nói đúng), để những ai quan tâm có cái nhìn tôi cho là đúng hơn về một phần của tình hình kinh doanh piano cũ tại Việt nam.
1) Với khoảng từ 7 hay 800 USD trở xuống, bạn nên mua một cây piano điện.
Đúng vì với số tiền này, bạn mua đàn cơ sẽ phải mua những cây rất cũ, búa đàn bị lão hóa, cứng nên âm thanh khi nó đập vào dây sẽ đanh, khô; song cũng sai đối với tôi vì nếu tôi chỉ có tiền mua cây đàn cơ 800 USD, tôi sẽ mua nó thay vì mua piano điện, vì điện là giả, là hoa giả, tôi sẽ dùng hoa thật, dù nó sắp héo, song để nó héo được cũng còn chán vì tuổi đời của con rùa dài hơn con thỏ, tuổi đời của piano cơ nếu bảo quản đúng cách có thể hàng 100 năm, cụ rùa 50 tuổi vẫn còn sống được bằng mấy đời chú thỏ nữa. Vấn đề là khách hàng nên tự tìm hiểu xem đâu là những nơi cung cấp đàn có trách nhiệm vì với số tiền này, bạn sẽ rất dễ mua phải những chiếc đàn của các nước Xã hội chủ nghĩa cũ, chất lượng rất tồi, mà nhìn ngoài, nó vẫn là đàn piano cơ.
Về khía cạnh này, bạn lại đúng !
2) Về piano Trung Quốc. Tôi đã mua một chiếc piano Trung Quốc loại tốt về bán. Phải nói thực là lúc đưa về, âm thanh của nó hay nhất trong những chiếc piano Nhật tôi có lúc đó. Thưa các bạn, thực sự hay, và không phải riêng tôi nhận xét như vậy. Để ở Cửa hàng khoảng vài tháng, tôi thấy có một số bộ phận bị gỉ, tôi cũng đã đặt vấn đề về độ bền của nó, song không dám khẳng định vì thời gian còn quá ít để đánh giá về nó, hơn nữa người hàng xóm Trung Hoa của chúng ta đã không cho tôi cảm giác an toàn và trung thực trong các sản phẩm của họ nói chung, mà piano không nằm ngoài trong số đó. Giống như một cô gái rất đẹp và khéo léo khi mới làm quen, song dòng họ của cô lại không cho ta cảm giác an toàn về tính chung thủy, độ bền, khả năng chịu đựng trong khó khăn thì những thằng đàn ông láu cá như chúng tôi sẽ đặt lên bàn cân về khả năng có đưa cô về làm vợ hay không (?)
Về mặt này, bạn của chúng ta có lẽ lại đúng!!!!
Mặt khác, cũng không nên tẩy chay hàng hay đàn Trung Quốc vì chúng ta khó có thể thoát ra khỏi anh bạn 16 chữ vàng này.
Khách quan mà nói, không phải hàng Trung quốc nào cũng dở, piano cũng vậy.
3) Bạn nói là "cây piano cơ mới của Đức với giá 50-60 triệu". Chắc bạn nhầm, đàn mới Đức không có giá đó, họa chăng chỉ có đàn Đức làm tại nước thứ 3. Ở đây, chắc bạn ám chỉ Ritmuhler. Ritmuhler là đàn Trung Quốc, tốt xấu tôi không dám bàn vì tôi cũng biết người kinh doanh cây đàn này và tôi nghĩ anh ấy cũng biết tôi, tôi không tham gia việc kinh doanh của anh ấy. Đàn Trung Quốc cũng nhiều cái tốt, giống như người Trung Quốc vậy, không phải ai cũng xấu.
Tôi quen nhiều người Trung Quốc rất đáng trọng, vấn đề là bạn quen ai mà thôi.
4) Về chiếc đàn Apollo của bạn : Tôi đã nhập nhiều đàn Apollo, qua kinh nghiệm, tôi thấy đa số là ổn, song tôi thấy nó kém cái Earlwinsor, và tôi thích Atlas hơn. Apollo tương đối đều hàng, song tôi thấy không thể bằng Kawai hay Yamaha hoặc những dòng mang máy Yamaha như Eterna, Miki, Kaiser... Có thể bạn đã chọn được cây Apollo hay, và không thể phủ nhận, tôi đã gặp nhiều cây không mang thương hiệu Yamaha hoặc Kawai nhưng rất hay, hay hơn những chiếc đàn Yamaha và Kawai tôi có lúc đó nhiều.
Nó có thể là Earlwinsor, Atlas, Diapason....
Toyo Piano ở Sài gòn theo tôi hiểu là Cty Nhật, làm ăn bài bản, nếu họ phục chế đàn của họ đúng qui cách của Nhật thì đàn của họ sẽ ổn định, giá thành đương nhiên phải cao, song nói đến truyền thống ở Nhật thì nên nói đến Yamaha, nói đến kỹ thuật thì nên nói đến Kawai.
5) Bạn nói về việc nhờ người dẫn đi xem đàn, tôi cũng có chung quan điểm với bạn.....
6) "uy tín, sự trung thực, tận tâm với khách và vô số thứ khác mà họ nói đến, tất cả chỉ là phục vụ mục đích cuối cùng: bán hàng và thu tiền".
Đúng là kinh doanh thành đạt thì phải mang nhiều tiền về cho doanh nghiệp.
Nếu kinh doanh chụp giật, tham nhũng cho khỏe, doanh nghiệp chặt rừng cho hăng, xả rác ra môi trường cho nhiều, giết hại thú rừng với số lượng lớn thì càng nhiều tiền, doanh nghiệp đó càng nhiều tội.
Đồng tiền doanh nghiệp đó kiếm được tỉ lệ thuận với tội lỗi của doanh nghiệp đem đến cho cộng đồng.
Nếu kinh doanh nghiêm túc, tôn trọng đạo đức, đưa quyền lợi khách hàng là mối ưu tiên thì càng thu được nhiều tiền, doanh nghiệp càng chứng tỏ được lòng tin của khách hàng vào họ, công đóng góp của họ vào xã hội càng lớn.
Hãy nhìn Hyundai, Samsung, Toyota, Microsoft, Apple, Google...và những đóng góp của họ cho thế giới.
Đúng là "bán hàng và thu tiền" nhưng đó chính là thước đo về công trạng mà cộng đồng dành cho họ.
Tôi hiểu ý tốt ngay sau đó của bạn , song vế trước của bạn sẽ làm cho người đọc dễ bị hiểu lầm, và có thể làm hình ảnh các doanh nghiệp kinh doanh nghiêm túc bị méo mó.
Việt Nam có nhiều doanh nghiệp làm ăn đàng hoàng đấy chứ, đâu phải là tệ cả đâu (?)
7) Bạn đã đi vào vấn đề chuyên môn tương đối chi tiết, song có thể sẽ làm khách hàng hoang mang vì tôi nghĩ rằng mỗi người có một nghề, không ai biết hết, hơn nữa, những gì bạn nói chưa chắc đã có ích và đúng hoàn toàn.
Thứ nhất, đàn mà phải thay dây thì không phải đàn hỏng vì đơn giản, mỗi đàn có kích cỡ dây khác nhau, muốn lắp đúng dây, bạn phải đặt, mà không phải ai đặt họ cũng làm, mà lắp dây nội thì chiếc đàn coi như toi vì âm thanh không thể nghe được. Đứt dây, chúng tôi phải đo dây, đánh số dây, loại đàn, số sêri, gửi thông số sang Nhật, đợi hàng tháng dây mới về. Bạn thử đặt một cái dây, gửi đi các Cty đàn bạn biết xem có ai làm cho bạn không ? chưa kể khi thay dây, chốt đàn bị bị xoay, tất nhiên là sẽ lỏng hơn những chốt khác một chút. Đàn bị đứt dây nhiều là đàn bị chơi nhiều nên mới đứt chứ bình thường, đàn Nhật ít khi đứt dây.
Tôi bán cho anh bạn một chiếc Kawai có tuổi đời khoảng 70 năm, quan sát kỹ, tôi thấy dây vẫn còn nguyên bản để hiểu rằng chất thép làm dây đàn tốt thế nào.
Thứ hai, thay búa đàn thì khó, nhưng nếu bạn thay đúng búa Nhật, thay đúng qui cách thì không ảnh hưởng đến chất lượng đàn, giống như chiếc xe máy Nhật của bạn bị hỏng bộ phận nào đó, bạn thay đúng đồ Nhật thì xe của bạn sẽ yên tâm về bộ phận đó; còn bạn nói thay phím là quan trọng, không đồng bộ cho đàn nữa thì cũng không đúng vì phím đàn chúng tôi không thay cả bàn phím mà chỉ thay mặt nhựa dày khoảng 1 mm phía trên của phím (tất nhiên là của Nhật). Việc này cũng ít khi phải làm và hoàn toàn không ảnh hưởng đến cấu trúc và âm thanh của đàn, trừ khi bạn thay quá ẩu, để phím bị bong, còn nhiều cạnh sắc khi chơi đàn, người chơi chuyên nghiệp sẽ cảm nhận được.
8) Nói chung, trình độ người thợ Việt nam không cao so với các nước công nghiệp phát triển, song theo tôi hiểu thì cũng không ít người trong gần 90 triệu dân có trình độ đủ để đáp ứng những nhu cầu tương đối đơn giản và hiền hòa của người dân Việt nam nói chung. Vì vậy, tôi cho rằng cũng không nên quá lo lắng cho "nghiệp chơi đàn" của mấy cháu nhỏ mà đa số, mức phấn đấu của các cháu là đánh được bài "Thư gửi Elise" của ông Bethoven
Tôi nhớ lại, năm 1989, khi tôi vác cây đàn Accordion mà cả nước chỉ có 2 chiếc (dành riêng cho thi đấu quốc tế) và chơi vài nốt đầu tiên trong cuộc thi thì cả hội trường xì xào và cười vì chiếc đàn quá phô và tệ, song khi tôi tiếp tục chơi thì mọi người yên lặng vì họ thấy chú "anh hùng Núp" này bắn nỏ tương đối tốt, chỉ chệch đích có một tí, mặc dù cái nỏ của anh ta nhắm đàng Đông đạn bay sang đàng Tây.
Tuy không phải là giải, chỉ là cái Diplom, nhưng tôi đứng thứ 10 thế giới năm đó.
Ở Nhật thì tôi không biết là mất đến hàng 100 ngàn USD để có cái nghề lên dây, song sang Mỹ, tôi được học rằng chúng tôi cần mua một bộ tài liệu khoảng hơn 1400 USD, và sẽ được hỗ trợ về thông tin, hướng dẫn học, cộng với một bộ đồ nghề tối thiểu để bạn học và thi cấp chứng chỉ làm thành viên hiệp hội lên dây uy tín nhất thế giới của họ.
Nghề nào học đến nơi đến chốn đều rất khó. Tôi không phủ nhận thông tin học nghề đàn 100 ngàn USD của bạn vì tôi chưa tìm hiểu nó, song vấn đề là phục vụ đối tượng nào, nhu cầu nào; hơn nữa, vấn đề phương tiện thường không quyết định thành công. Anh Đặng Thái Sơn trước khi đi thi vẫn phải chơi những cây đàn rất bình thường và anh hùng Núp của chúng ta ngày xưa dùng nỏ vẫn "bắn Tây chảy máu" đấy chứ.
9) Việc bạn cho rằng đối tác Nhật không bán đàn cho tất cả mọi người cũng đúng và cũng sai. Trước kia, một số doanh nghiệp có lựa chọn đối tác, song bên họ cũng canh tranh bán hàng nên đến nay, nếu bạn có địa chỉ của một đối tác nào đó, tỏ ra đàng hoàng và quan trọng nhất là trả tiền trước thì họ cũng bán. Tuy nhiên, có một số đối tác, do lượng hàng có hạn nên họ không thể bán tràn lan. Thường thì những đối tác này nhỏ và tương đối cẩn thận, chỉn chu theo kiểu giáo làng.
Còn việc bạn cho rằng các cửa hàng đàn "đều biết nhau qua mối liên hệ khăng khít đó, vì vậy giá đàn cơ bản là tương đối đồng đều.... đi chọn đàn đừng hy vọng tìm một cửa hàng bán model mình ưng ý có giá rẻ hơn chỗ khác" thì có lẽ bạn sai rồi. Ở phố tôi, bạn có thể mua chiếc U3H cùng một sê ri với giá 1900 USD và cũng chiếc cùng năm sản xuất và sêri na ná như vậy, bạn có thể phải mua với giá 3000 USD hoặc hơn nếu chiếc đó được phục chế bên Nhật và nhập nguyên chiếc về đây. Nhìn bề ngoài, chúng tuơng đối giống nhau nếu không nói là rất giống.
Vấn đề cạnh tranh không lành mạnh, trong đó có bán phá giá là cái mà nước đang phát triển như Việt Nam đang gặp phải, không phải riêng trong ngành Piano.
Ở Việt Nam, bạn có thể mua chiếc đàn cũng năm sản xuất, cùng model với giá thấp hơn nhiều, vấn đề chiếc đàn đó được ai bảo trì và phục chế mà thôi.
10) "Đừng quá hy vọng vào việc lựa chọn đàn trên một list danh sách của cửa hàng .... ghi là đã bán hoặc đã có khách đặt để tạo tâm lý yên tâm và vội vã cho khách mua...và đàn cũ thì chất lượng chưa chắc đã giống như bạn tưởng như khi nhìn trên ảnh"
Đúng: Kinh doanh dù sao cũng là nghệ thuật. Ngoài việc chân thực để tạo lòng tin, nhiều khi cũng phải hiểu tâm lý khách hàng giống như muốn yêu một cô gái, ngoài việc phải thực lòng, nhiều khi bạn cũng phải có vài chiêu để ghi điểm với nàng. Song kẻ giả dối thì dù có chiêu nào rồi cũng sẽ lộ ra. Tôi nghĩ mọi "chiêu" đều cần phải dựa trên sự chân thực. Đàn piano cũ của Nhật hiện tại thì nhiều như lá mùa thu, không và chưa có chuyện khan hiếm; song xây nhà theo kiểu Tổng Công ty xây dựng HUD, đất nhiều, tiền cũng có, nhưng xây nhỏ giọt để tạo khan hiếm giả, giữ giá bán cao cho Cty là điều tôi không đồng tình.
Tôi có anh đồng môn, cũng bán piano cũ, bán nói bán, chưa nói chưa chứ anh ta chẳng nói dối, chỉ có điều, nghệ thuật kinh doanh của anh là không nhập nhiều, vừa đủ để hàng của anh ta luôn...hết. Còn tôi thì khác, hàng của tôi thì cũng nhiều, đừng nói hàng piano cũ Nhật hiếm, người ta cười cho, bán thì viết là bán rồi để mọi người biết là tôi có cái hay để mọi người tin và mua. Nhìn vào list hàng của tôi, khách hàng chẳng thấy ai mua, ai đặt thì ai dám mua; giống như cô gái rất xinh nhưng chẳng thấy thằng nào cưa cẩm ngoài mình thì ai bảo không "camerun"; và giống như có món nhìn rất ngon trên bàn ăn, chẳng thấy thằng nào xơi, chỉ có mỗi mình mình thì có kinh không? Không biết ả này hay món ăn này có vấn đề gì không? Tâm lý bầy đàn mà...
Cho nên ả nào có nhiều thằng cưa cứ tự do mà khoe, đừng giấu, thiên hạ dễ hiểu nhầm
Còn về hình ảnh đàn, bạn nói đúng, "đàn cũ thì chất lượng chưa chắc đã giống như bạn tưởng như khi nhìn trên ảnh" về khía cạnh tiêu cực; song cũng tùy doanh nghiệp, có nơi, do không muốn upload ảnh có độ nét cao lên web của Cty, khi khách hàng truy cập sẽ bị chậm, dễ gây mất kiên nhẫn nên chủ trương doanh nghiệp là đưa ảnh có độ nét vừa phải, song thực ra, ảnh thật của sản phẩm đẹp bằng và đẹp hơn ảnh được quảng cáo trên trên trang "web" của Công ty.
Cái gì cũng có hai mặt của vấn đề. Mục đích của chúng ta "Take it easy!", làm cho nó đơn giản đi, ngay cả những việc khó khăn nhất.
Tôi có xu hướng nói những việc khó thành việc dễ vì chưa biết thì nó khó, biết rồi thì nó dễ. Người thày giỏi là giảng giải cho học trò những vấn đề khó thành dễ. Ông thày dốt là nói những việc dễ thành khó. Cái gì cũng vậy, khi hiểu bản chất của nó thì thấy nó dễ, chưa hiểu bản chất thì thấy nó khó. Ông thày vật lý giỏi nhất là dạy cho cái thằng dốt đặc về vật lý như tôi biết thuyết tương đối cao siêu của Einstein là cái quái gì.
Nếu ông ta nói cả ngày mà tôi vẫn thấy mông lung thì ông thày đó chắc chắn là ông thày dốt vì không có khả năng sư phạm.
Hi vọng tôi không phải ông thày đó
Thực sự, bạn đã cố gắng hiểu một vấn đề có thể không phải chuyên môn của bạn.
Nguyễn Đức Tuấn Dũng, cựu học sinh THPT Kim Liên, đã xuất sắc ghi dấu ấn khi nhận được thư mời nhập học từ Maastricht University, một trong những trườngChi tiết