Các Cuộc Tập Trận Của Trung Quốc Trên Biển Đông
Một tàu khu trục của hải quân Việt Nam đã đến Quảng Đông ở miền nam Trung Quốc trong một chuyến thăm kéo dài nhiều ngày để “giao lưu” và “tập trận chung” giữa lúc có những căng thẳng và thế trận quân sự gia tăng ở Biển Đông đầy tranh chấp.
Diễn tập chỉ vài giờ sau cuộc gặp của ngoại trưởng Mỹ - Trung
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken (trái) và Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị bắt tay nhau trong cuộc gặp tại New York, Mỹ ngày 27-9 - Ảnh: REUTERS
Hai cuộc diễn tập trên diễn ra chỉ vài giờ sau khi Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị và Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken gặp nhau bên lề Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc ở thành phố New York (Mỹ).
Theo Tân Hoa xã, Ngoại trưởng Vương Nghị nói với ông Blinken rằng thay vì vừa muốn kiềm chế vừa muốn hợp tác, Mỹ nên đưa ra chính sách đối với Trung Quốc từ nhận thức hợp lý về Bắc Kinh.
Ông Vương nhấn mạnh Washington nên tuân thủ nguyên tắc một Trung Quốc, thực hiện ba thông cáo chung Trung - Mỹ, ngừng cung cấp vũ khí cho Đài Loan, công khai phản đối "Đài Loan độc lập" và ủng hộ sự thống nhất hòa bình của Trung Quốc.
Về phần mình, ông Blinken nhấn mạnh mối quan ngại mạnh mẽ của Mỹ về sự hỗ trợ của Trung Quốc dành cho ngành công nghiệp quốc phòng Nga. Ông đặt nghi vấn về sự chân thành của Trung Quốc trong việc tìm kiếm hòa bình ở Ukraine.
Đặc biệt, ngoại trưởng Mỹ cũng đề cập tới "những hành động nguy hiểm và gây bất ổn" của Trung Quốc ở Biển Đông và thảo luận về việc cải thiện liên lạc giữa quân đội hai nước.
Cuộc tập trận tương tác hàng hải Nga-Trung: Tạo đối trọng cạnh tranh với phương Tây ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương
Từ ngày 15-17/7, cuộc tập trận tương tác hàng hải Nga-Trung Quốc mang tên “Hợp tác hàng hải - 2024” diễn ra. Trong bối cảnh các nước phương Tây nỗ lực mở rộng hiện diện ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, cuộc tập trận tương tác hàng hải Nga-Trung Quốc là chuyển động quân sự đáng chú ý, được giới quan sát đặc biệt quan tâm.
Thúc đẩy hợp tác hải quân giữa hai nước
Theo Tân Hoa xã, cuộc tập trận này nhằm mục đích thể hiện quyết tâm và khả năng của cả hai bên trong việc ứng phó với các mối đe dọa an ninh hàng hải, bảo vệ hòa bình, ổn định quốc tế và khu vực, đồng thời làm sâu sắc thêm mối quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Trung-Nga trong thời đại mới.
Trung Quốc và Nga đã điều động tổng cộng 7 tàu chiến, trong đó Trung Quốc có 4 tàu, gồm 1 tàu khu trục mang tên lửa dẫn đường, 2 tàu hộ vệ tàu tên lửa dẫn đường và 1 tàu tiếp tế tổng hợp, cùng các máy bay trực thăng trên tàu. Phía Nga có 2 tàu hộ vệ và 1 tàu chở dầu.
Cuộc tập trận lần này được chia làm 3 giai đoạn, bao gồm tập trung quân, hoạt động tại cảng và diễn tập trên biển. Trong giai đoạn hoạt động tại cảng, Trung Quốc và Nga sẽ tổ chức các cuộc giao lưu, thảo luận chuyên môn và xây dựng kế hoạch chung, tham quan tàu, tổ chức các hoạt động giao lưu võ thuật, thể thao. Trong giai đoạn diễn tập trên biển, hai bên tập trung vào nhiều khoa mục, như trinh sát chung, cảnh báo sớm, cùng chống tàu ngầm, cùng tấn công trên biển và phòng thủ chung chống tên lửa.
Global Times dẫn nhận định của một chuyên gia quân sự Trung Quốc Zhang Junshe cho rằng, các cuộc tập trận cho thấy sự hợp tác hải quân Trung-Nga trên phạm vi rộng, vì hai nước có thể điều động nhiều tàu chiến đến các vùng biển khác nhau cùng một lúc. Qua cuộc tập trận có thể thấy chủ trương nâng cao năng lực hải quân của Trung Quốc và Nga trong bối cảnh xu hướng cạnh tranh gay gắt giữa các nước, nhất là các cường quốc, trên nhiều tuyến hàng hải quan trọng. Cũng theo chuyên gia Zhang Junshe, các cuộc tập trận hải quân chung giữa Bắc Kinh và Moscow là hoạt động thường niên. “Cả hai nước đều là thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, chịu trách nhiệm bảo vệ hòa bình và ổn định thế giới. Trong các tuyên bố của mình, Trung Quốc và Nga khẳng định ủng hộ chủ nghĩa đa phương và phản đối các hành động bá quyền, đối đầu khối trong quan hệ quốc tế”, ông Zhang Junshe nhận định.
Tạo đối trọng với phương Tây ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương?
Theo AP, cuộc tập trận chung hải quân Nga-Trung Quốc diễn ra ngay sau căng thẳng mới nhất của Trung Quốc và NATO. Trong Tuyên bố chung tại Hội nghị thượng đỉnh NATO tại Washington từ ngày 9-11/7, NATO đã gọi Trung Quốc là “bên có vai trò quyết định” hỗ trợ chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga ở Ukraine. Đây là lần đầu tiên NATO cáo buộc Bắc Kinh hỗ trợ Nga trong tuyên bố chung của liên minh, dù trước đó một số thành viên của khối đã có những cáo buộc tương tự. NATO cho rằng “Trung Quốc không thể (góp phần) gây ra cuộc chiến lớn nhất ở châu Âu trong những năm qua mà không bị ảnh hưởng tiêu cực tới lợi ích và danh tiếng của Bắc Kinh”.
Giới phân tích chính trị-quân sự cho rằng, không loại trừ khả năng cuộc tập trận hải quân chung giữa Nga và Trung Quốc như một thông điệp gửi tới phương Tây ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Việc 4 nước nhóm IP4 (bao gồm Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia và New Zealand) tham dự Hội nghị thượng đỉnh NATO tại Washington và những thỏa thuận hợp tác giữa NATO và IP4 cho thấy mục tiêu chiến lược của các nước phương Tây là nỗ lực mở rộng ảnh hưởng tại Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương và cạnh tranh với Trung Quốc ở khu vực này. Do đó, thông qua cuộc tập trận hải quân với Moscow, Bắc Kinh muốn thực hiện động thái đáp trả nhằm các chủ trương chiến lược mới của NATO.
Theo tờ RBC, đứng trước sức ép của phương Tây, Trung Quốc mở rộng hợp tác với Nga để tạo đối trọng cạnh tranh ảnh hưởng với NATO ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Rõ ràng, quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Nga-Trung Quốc đang trong giai đoạn phát triển chưa từng có trong lịch sử. Không chỉ xúc tiến các cuộc gặp thượng đỉnh với tần suất dày đặc, tăng cường trong lĩnh vực thương mại, đầu tư, năng lượng,... mà hai nước đã truyền cho nhau những thông điệp về việc phát triển quan hệ quân sự song phương để đối đầu với áp lực chưa từng có từ phương Tây. Điều này được thể hiện qua sự có mặt của tân Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Nga Andrei Belousov và Thư ký Hội đồng An ninh Sergei Shoigu trong cuộc gặp thượng đỉnh Nga-Trung Quốc vào ngày 17/5/2024. Được biết, cũng trong cuộc gặp này, lãnh đạo hai nước Nga-Trung Quốc đặc biệt quan ngại về việc Mỹ triển khai tên lửa tầm trung và tầm ngắn ở Châu Á.
Theo các nhà quan sát chính trị-quân sự nhận định, mặc dù phần lớn chính sách đối ngoại của Nga đang tập trung vào các địa bàn cạnh tranh khác, như Trung Đông, Châu Phi, và kể từ tháng 2/2022 là chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine, song Nga gần đây đã cho thấy rằng họ vẫn có sự hiện diện đáng gờm ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương. Từ giữa tháng 5 đến giữa tháng 6, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đến thăm Trung Quốc, Triều Tiên, và Việt Nam ngay sau khi tái đắc cử để củng cố các quan hệ đối tác chiến lược quan trọng. Ngoài ra, việc Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đến thăm Nga và hội đàm với Tổng thống Vladimir Putin cho thấy tầm quan trọng của Moscow trong lợi ích chiến lược của New Delhi. Đáng chú ý, nhiều quốc gia trong khu vực, đặc biệt là gần như tất cả các quốc đảo Thái Bình Dương đều tránh xa hội nghị thượng đỉnh hòa bình Ukraine được tổ chức tại Thụy Sĩ vào giữa tháng 6/2024. Một số quốc gia khác tuy có tham dự nhưng cũng đã từ chối ký tuyên bố chung được đưa ra sau thượng đỉnh, chứng tỏ vai trò, tầm ảnh hưởng của Nga trong các tính toán chiến lược của các nước này. Còn với Trung Quốc, một đối tác có ảnh hưởng như Nga sẽ giúp liên kết Nga-Trung Quốc trở nên mạnh mẽ, đủ sức tạo đối trọng cạnh tranh với các nước phương Tây ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.
Tàu chiến Mỹ, Nhật, Hàn tập trận phòng thủ tên lửa đạn đạo ở biển Nhật Bản vào tháng 7-2023. Ba nước này diễn tập ở Biển Đông vào tháng 6-2024 - Ảnh: REUTERS
Theo Hãng tin AFP, sáng 28-9, Chiến khu miền Nam của Quân Giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) tuyên bố tiến hành diễn tập không quân và hải quân tại khu vực gần bãi cạn Scarborough trên Biển Đông.
Thông báo của lực lượng trên khẳng định nội dung diễn tập bao gồm các bài tập "trinh sát, cảnh báo sớm và tuần tra trên không - trên biển".
Đáng chú ý, cuộc diễn tập trên diễn ra cùng thời điểm với cuộc tập trận chung của Mỹ, Úc, Nhật Bản, New Zealand và Philippines cũng trên Biển Đông.
Lực lượng tham gia cuộc tập trận này khá hùng hậu, bao gồm tàu khu trục Sazanami (Nhật Bản), tàu tuần dương HMAS Sydney và máy bay tuần tra hàng hải P-8A Poseidon (Úc)...
Trong thông báo phát đi, Chiến khu miền Nam của PLA khẳng định: "Một số nước nằm ngoài khu vực đang gây rắc rối trên Biển Đông, dẫn đến sự mất ổn định trong vùng. Trung Quốc có chủ quyền không thể bàn cãi với đảo Huangyan (cách Bắc Kinh gọi bãi cạn Scarborugh) và những vùng nước xung quanh.
Binh sĩ chiến khu duy trì mức độ cảnh giác cao, quyết tâm bảo vệ chủ quyền, an ninh, quyền và lợi ích hàng hải của quốc gia; quyết tâm duy trì hòa bình và ổn định trên Biển Đông".
Trung Quốc đơn phương tuyên bố chủ quyền với hầu hết Biển Đông, bác bỏ phán quyết quốc tế nói rằng tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh đối với vùng biển này không có cơ sở pháp lý.
Bãi cạn Scarborough cách đảo Luzon của Philippines khoảng 230km và cách bờ biển đông nam Trung Quốc khoảng 1.000km.
Cả Bắc Kinh và Manila đều tuyên bố chủ quyền đối với bãi cạn Scarborough. Năm 2012, Trung Quốc giành quyền kiểm soát bãi cạn Scarborough từ tay Philippines.
Cùng với bãi Cỏ Mây nằm trong khu vực quần đảo Trường Sa của Việt Nam, bãi cạn Scarborough thường xuyên chứng kiến sự đối đầu về chủ quyền gay gắt giữa lực lượng Trung Quốc và Philippines trong nhiều tháng qua.