SKĐS - Từ cổ xưa, con người đã biết cách dùng các loại cây, động vật hay những thứ trong tự nhiên để làm thuốc phòng và chữa trị bệnh. Theo thời gian, những kinh nghiệm này được lưu truyền, chọn lọc và nghiên cứu tìm kiếm những bằng chứng khoa học đáng tin cậy, rõ ràng hơn.

Cây dược liệu bạch quả (gingko)

Bạch quả (Ginkgo biloba L) hay còn gọi là ngân hạnh, công tôn thụ, áp cước tù là một trong những loại thảo dược tồn tại lâu đời nhất trong lĩnh vực y học cổ truyền. Trong các y văn cổ, bộ phận được sử dụng làm thuốc là hạt của cây Bạch quả, sau khi đã loại bỏ hết phần thịt của quả chín, đem đồ hoặc trụng qua nước sôi, phơi nhiệt độ thấp cho khô hẳn. Hạt Bạch quả có tác dụng liễm phế, chỉ khái hoá đàm; thường được sử dụng trong các bài thuốc hen suyễn, ho mãn tính, ho có đờm…

Ngày nay, các nhà khoa học đã có những nghiên cứu mới về tác dụng dược lý của lá cây Bạch quả (Ngân hạnh diệp). Tác dụng nổi bật nhất của cây bạch quả là tăng cường sức khỏe não bộ. Vì thế, những bài thuốc bào chế từ loại cây dược liệu này thường được dùng để điều trị cho người bị mất trí nhớ từ nhẹ đến trung bình. Nó cũng có khả năng làm chậm sự suy giảm nhận thức trong chứng mất trí nhớ và bệnh Alzheimer.

Gần đây, kết quả của một số cuộc nghiên cứu còn cho rằng thành phần trong cây bạch quả có thể hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường. Khi còn tươi, lá cây bạch quả được bào chế thành dạng viên nang, viên nén hoặc chiết xuất làm tinh dầu. Trong khi đó, lá bạch quả khô được khuyến khích tiêu thụ như một loại trà.

Mặc dù vậy, trên một số thử nghiệm ở chuột cho thấy, sử dụng loại cây dược liệu này lâu dài có thể làm tăng nguy cơ ung thư gan và tuyến giáp. Dù điều này vẫn chưa được chứng minh ở người nhưng những người bị men cao và đang gặp các vấn đề về tuyến giáp cần đặc biệt thận trọng khi muốn sử dụng loại cây này.

Bạch quả cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ như đau dạ dày, đau đầu, chóng mặt, tim đập nhanh, táo bón hoặc dị ứng. Nó có khả năng tương tác với một số loại thuốc hoặc chất làm loãng máu, tăng nguy cơ chảy máu. Vì thế, người bệnh cần trao đổi trước với bác sĩ để có hướng dẫn và chỉ định cụ thể khi muốn dùng cây bạch quả.

Thực vật làm dược liệu: củ nghệ

Nghệ là loại dược liệu được sử dụng từ rất lâu đời và phổ biến trên khắp thế giới, đặc biệt là các nước châu Á, trong đó Việt Nam cũng là nơi cung cấp dược liệu này cho nhiều quốc gia khác trên thế giới. Nói đến nghệ làm thuốc, chúng ta thường nghĩ đến nhất là củ nghệ vàng (hay còn gọi là Khương hoàng). Tuy nhiên, trong Y học cổ truyền còn có các vị thuốc khác cũng từ Nghệ đó là Nga truật (củ của cây nghệ tím) hay Uất kim (củ nhánh con của cây nghệ vàng).

Bộ phận có nhiều tác dụng nổi bật nhất trong cây nghệ là củ nghệ. Theo Đông y, củ nghệ vàng (Khương hoàng)  thuộc nhóm thuốc phá huyết, có vị cay đắng, tính ấm, quy kinh can, tỳ. Có tác dụng phá huyết hành ứ, thông lạc chỉ thống, sinh cơ.

Đã có nhiều nghiên cứu tác dụng dược lý từ củ nghệ, trong đó nổi bật lên tác dụng của hoạt chất Curcumin:

Khương hoàng thường được sử dụng trong các phương thuốc nhằm điều trị kinh nguyệt không đều, đau dạ dày, bệnh viêm gan vàng da, đái máu, mụn nhọt…

Không những thế, bột nghệ hoặc tinh bột nghệ là loại gia vị không thể thiếu trên kệ bếp của nhiều gia đình.

Một trong các loại cây dược liệu phổ biến là anh thảo. Cây anh thảo có hoa màu vàng rực rỡ là loại thảo dược đã được sử dụng từ cách đây rất lâu ở các nước châu Âu và Bắc Mỹ. Trong các tài liệu về thảo dược, bộ phận của cây dược liệu anh thảo được sử dụng làm thuốc bao gồm hoa, lá và quả của cây.

Tinh dầu chiết xuất từ hoa anh thảo có khả năng an thần, làm dịu thần kinh; chữa ho, hen suyễn; giảm các triệu chứng khó chịu trong đau dạ dày; các triệu chứng khó chịu ở phụ nữ và chữa lành vết thương.. Người gốc Mỹ đã dùng thuốc đắp từ cây hoa anh thảo để chữa vết thương và vết bầm tím. Lá dùng uống chữa bệnh về đường tiêu hóa và viêm họng.

Dầu hoa anh thảo có đặc tính chống viêm. Vì thế, nó cũng có thể hỗ trợ điều trị bệnh viêm da dị ứng hoặc giảm đau do viêm nhiễm.

Các nghiên cứu gần đây cũng có thấy dầu từ hoa cây anh thảo giúp chữa đau vú, cải thiện đa xơ cứng, rối loạn hormone nội tiết hoặc quá nhạy cảm với insulin, ổn định huyết áp, giảm cholesterol.

Cũng như những loại cây dược liệu khác, chiết xuất từ các bộ phận của cây anh thảo có thể tương tác với một số loại thuốc tân dược. Vì thế, trước khi muốn sử dụng các loại dược liệu có chiết xuất từ cây anh thảo, bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ.

Hạt lanh là loại hạt được thu hoạch từ cây lanh. Trong khi đó, cây lanh là một loại thực vật được trồng nhiều ở Canada và vùng Tây Bắc nước Mỹ. Tuy nhiên, người Việt Nam có thể mua được hạt lanh ở các siêu thị hoặc cửa hàng trực tuyến. Người ta thường dùng hạt lanh để ép lấy dầu hoặc dùng nguyên hạt. Các chất dinh dưỡng được tìm thấy trong hạt lanh bao gồm: chất xơ, protein, chất chống oxy hoá, lignans và các chất béo không bão hoà.

Tác dụng nổi bật nhất của hạt lanh là chống viêm và chống oxy hóa. Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh hạt lanh có thể hỗ trợ giảm cân và giảm huyết áp. Acid béo Omega-3 được chứng minh là có khả năng làm giảm cholesterol xấu từ đó giảm nguy cơ các bệnh tim mạch và đột quỵ Hoạt chất Lignans có trong hạt lanh được nghiên cứu có khả năng chống lại một số loại ung thư bao gồm cả ung thư vú, đặc biệt hạt lanh là loại thực phẩm chứa hoạt chất lignans nhiều nhất trong thế giới thực vật.

Để tận dụng các lợi ích chữa bệnh của hạt lanh, nhiều người thường thêm nó vào sinh tố hoặc món salad trộn. Trong các công thức nấu ăn, bột từ hạt lanh là một trong những nguyên liệu bổ dưỡng cho các món canh, soup hoặc hầm. Ngày nay, chiết xuất hạt lanh đã được bào chế thành dạng viên nang để tăng tính tiện ích.

Cây cỏ ngươi: Một trong các loại cây dược liệu phổ biến ở vùng quê Việt Nam

Cây cỏ ngươi là một loại thực vật bụi mọc hoang trên khắp các vùng quê của Việt Nam, có tên khoa học là Mimosa Pudica L, họ Đậu- Fabaceae. Ở nhiều địa phương, cây cỏ ngươi còn có tên gọi khác là cây mắc cỡ hoặc cây trinh nữ. Đặc điểm dễ nhận biết nhất của loại cây này là hoa màu tím. Khi chạm vào, lá cây khép lại làm người ta liên tưởng đến hình ảnh của một thiếu nữ e thẹn.

Theo Y học cổ truyền, cây cỏ ngươi có vị ngọt, tính hàn. Các bộ phận trên loại cây dược liệu này chứa nhiều nguyên tố vi lượng có lợi cho sức khỏe con người. Cây cỏ ngươi có khả năng giảm đau, an thần, trấn tĩnh, giảm ho, tiêu đờm. Vì thế, những người hay mất ngủ hoặc mắc chứng suy nhược thần kinh thường được các thầy thuốc khuyên dùng cây cỏ người để hãm lấy nước uống. Thông thường, người ta hay lấy rễ, lá hoặc thân cây rửa sạch, phơi khô trước khi nấu. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể tận dụng lợi ích của cây cỏ ngươi khi nó còn tươi.

Theo Y học hiện đại, trong cây dược liệu cỏ ngươi có chứa các hoạt chất gồm Alkaloid, Flavonoid, acid amin, acid hữu cơ… Nhờ đó, cây thuốc có tác dụng dược lý với nhiều loại bệnh như: hạ đường huyết, trị rắn cắn, hỗ trợ chức năng tim mạch, chống co giật động kinh…

Cây cỏ ngươi thường được kết hợp với các vị thuốc khác trong bài thuốc để tăng hiệu quả điều trị bệnh. Tùy theo sở thích, bạn có thể dùng đơn lẻ hoặc kết hợp cây cỏ ngươi với me đất, lạc tiên hoặc mạch môn để sắc lấy nước uống mỗi ngày.

Lưu ý: Tuyệt đối không dùng cây cỏ ngươi cho phụ nữ có thai, người thể trạng hàn lạnh, người đang suy nhược cơ thể.

Các loại cây dược liệu có thể giúp bạn chữa trị tận gốc một căn bệnh nào đó. Tuy nhiên, không phải ai cũng là đối tượng sử dụng phù hợp. Để đảm bảo an toàn, bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ hoặc thầy thuốc Đông y trước khi sử dụng.

Trồng cây ăn trái là một trong những hướng đi đem lại hiệu quả kinh tế cao không còn mới mẻ ở đất nước ta. Đây là một trong nhiều hướng để phát triển nông nghiệp bền vững. Những cây ăn quả lâu năm đem lại thu nhập tập trong thời gian dài mà mà cần bỏ ít vốn công sức. Tuy nhiên in để tối ưu được lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro bà con cần chú ý lựa chọn loại cây trồng cho phù hợp với thổ nhưỡng và nhu cầu của thị trường. Ngày hôm nay Kachita Việt Nam sẽ giới thiệu tới quý vị và bà con những loại cây ăn trái lâu năm đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất.

Cam sành là loại cây đem lại nhiều chất dinh dưỡng cũng như được thị trường ưa chuộng nên có giá trị rất cao. Trái cam dạng tròn đều màu vàng óng, nhiều nước, thường có vị ngọt và chua. Thời gian thu hoạch nhanh, thời gian khai thác lâu năm, năng suất là rất cao. Thông thường đường cam sành có thể để cho khai thác đến 15 năm năm vì vậy việc đầu tư ban đầu như vốn được giảm thiểu. Ở nước ta cam sành được trồng nhiều tại Nghệ An An Hòa Bình Hà Tĩnh

Chanh không hạt hay còn gọi là tranh tứ quý cũng là một trong những loại quả được tiêu dùng rất nhiều. Một đặc điểm đáng chú ý của loại chanh này là  ra quả bốn mùa. Thân cây có kích thước lớn, không có gai. Quả thường mọc theo chùm, quả chanh mọng nước, không có hạt, không bị đắng nên rất được ưa chuộng. Nhu cầu chanh cũng ổn định nên đem lại thu nhập cao.

Mãng cầu Thái có trái tương đối to trọng lượng từ 2 đến 3 kg. Thịt quả có vị ngọt ngọt chua chua. Hạt màu nâu sẫm. Đây là loại cây rất dễ trồng phù hợp với khí hậu nhiệt đới nóng ẩm. Hơn 10 năm qua, giá mãng cầu Thái thường xuyên ở mức cao nên bà con yên tâm đầu tư và khai thác. Các nhà vườn trồng mãng cầu có thu hoạch rất tốt. Cây được trồng nhiều ở các vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Quýt đường là giống cây ăn trái có chi phí đầu tư thấp. Quả có vị ngọt, màu đẹp bắt mắt nên còn được dùng để trang trí vào mùa Tết. Giá trị kinh tế đem lại không dưới 150 triệu đồng Một hecta. Quýt được trồng nhiều ở các tỉnh miền núi trung du phía Bắc.

Ổi Đài Loan là một loại cây trồng có xuất xứ từ Đài Loan. Quả ổi to áo màu xanh bóng, cùi dày ít hạt nên rất dễ ăn. Các kỹ sư của Học viện Nông nghiệp đá thành công trong việc nhân giống và trồng thử nghiệm ở miền Bắc nước ta. Cây ổi có sức chịu đựng tốt chống chọi bệnh tật tốt và cho năng suất cao. Cây có thể thu hoạch sau một năm.

Mít Thái là một trong các loại cây trồng dễ chăm sóc, nhanh được thu hoạch. Chỉ sau 16 tháng cây bắt đầu đã ra quả. Mỗi cây có thể thu hoạch hơn 60 trái. Trái mít có hình dạng tròn, ăn có vị ngọt và một mùi hương rất thơm. Mít Thái có thể ra quả quanh năm.

Vú sữa Bắc Thảo là loại cây sản đặc sản của miền sông nước Tiền Giang. Với đặc điểm vỏ mỏng, thịt dày, vị ngọt thanh mát. Khi nhắc tới vú sữa Bắc Thảo không ai là không biết. Trong tất cả các sạp trái cây tại chợ, siêu thị, hàng tạp hóa đều thấy loại vú sữa Bắc Thảo này. Đầu ra ổn định là một trong những những đặc điểm để bà con có thể cân nhắc canh tác. Tuy nhiên vú sữa Bắc Thảo là loài cây khi cần được trồng ở những nơi thích hợp mới cho chất lượng tốt nhất.

Kachita Việt Nam vừa chia sẻ một số kiến thức tới bà con. Nếu có nhu cầu cải tạo đất vườn, xin hãy tham khảo một số lạo máy xới đất đa năng của chúng tôi.