Chùa Địa Tạng Phi Lai Tự Đường Đi
VOV.VN - Tu viện Ga’er là ngôi chùa lớn nhất của tông phái Kagyu (phái Trắng). Ngôi chùa Tạng này nằm ở huyện Nang Khiêm, châu tự trị dân tộc Tạng Ngọc Thụ thuộc tỉnh Thanh Hải, miền Tây Bắc Trung Quốc, giáp ranh với Tây Tạng. Nơi đây có dòng Lan Thương – đầu nguồn của sông Mekong chảy qua.
PHÁP TẠNG TỰ - NGÔI PHẠM VŨ TRANG NGHIÊM, THANH TỊNH TẠI THÀNH PHỐ SAN FRANCISCO, HOA KỲ.
Chùa Pháp Tạng là 1 trong 6 ngôi chùa thuộc Tổ chức Quốc tế Bồ Đề Quang - BLI (Bodhi Light International, Inc.) được Thầy Thích Vĩnh Hóa sáng lập, căn bản là Phật giáo Đại thừa Trung Hoa được điều chỉnh cho phù hợp với văn hóa và cảm nhận của thời đại mới.
Ba ngôi chùa khác tại California là: Lư Sơn Tự (Rosemead, CA 91770); Quy Sơn Tự (Rosemead, CA 91770); Kim Lâm Thiền Tự (San Jose, CA 95125) và hai ngôi chùa ở Hàn Quốc là: Chùa Bảo Sơn (Chungcheongbukdo, South Korea); Bảo Loa Thiền Tự (Seongnam-si, Gyeonggi-do, South Korea).
Thầy Thích Vĩnh Hóa người miền Trung, đến Hoa Kỳ học đại học năm 1973, nhận bằng Thạc sỹ Quản trị Kinh doanh của Trường Đại học Chicago, và làm việc gần 20 năm trong thế giới tập đoàn doanh nghiệp Hoa Kỳ. Năm 1995, Thầy theo Đại sư Tuyên Hóa xuất gia học thiền Chan. Năm 1999, Thầy được thọ Tỳ kheo giới từ Hòa thượng Thích Mãn Giác (Chùa Việt Nam, Los Angeles). Sau đó, Thầy qua Đài Loan học tiếng Hoa và Giới luật Tỳ Ni 2 năm. Thầy về Mỹ năm 2001, ẩn tu cho đến năm 2005 thì bắt đầu dạy thiền và nhận đệ tử.
Thông qua BLI, gần 20 năm qua, Thầy Thích Vĩnh Hóa đã tổ chức hoàn toàn miễn phí cho công chúng các Pháp hội Phật giáo, Phật thất, Quan Âm thất, Thiền thất. Tại chùa Pháp Tạng và các chùa khác ở California, Thầy có các thời giảng kinh điển Đại thừa (Kinh Hoa Nghiêm, Kinh Duy Ma Cật …) vào tối thứ sáu, trưa thứ bảy và trưa chủ nhật hàng tuần bằng tiếng Anh, được thông dịch sang tiếng Việt, tiếng Hoa và tiếng Hàn trên mạng YouTube và các kênh riêng biệt cho từng ngôn ngữ.
Chùa Pháp Tạng được Thầy Thích Vĩnh Hóa thành lập vào năm 2022. Chùa nằm ở khu vực yên tĩnh, có đầy đủ tiện nghi sinh hoạt cho việc tu tập, thiền tập, nghe pháp của chư thiện nam, tín nữ người Mỹ gốc Việt, gốc Hoa, gốc Hàn …
Điện Phật rộng thoáng, bài trí tôn nghiêm bộ tượng Tây Phương Tam Thánh (Đức Phật A Di Đà, Bồ tát Quán Thế Âm và Bồ tát Đại Thế Chí) bằng gỗ, được tạo tác tại Trung Quốc.
Trong Phật điện có các màn hình TV cỡ lớn để người đến nghe pháp do Thầy Thích Vĩnh Hóa giảng vào các giờ quy định trong tuần (thông tin chi tiết có trong tấm hình 41).
Chùa có chương trình Tea talk & Meditation vào lúc 9AM thứ bảy và 7 PM thứ sáu hàng tuần (xem hình 42).
Đặc biệt, trong 3 ngày 31/8, 01/9 và 02/9/2024 vừa qua, Chùa đã tổ chức triển lãm Xá lợi Chư Phật, Chư Thánh Tăng … thật quy mô, trang trọng tại Phật điện.
Chùa Pháp Tạng, Hoa Kỳ – Cửa thiền thanh tịnh, trang nghiêm!
Tài liệu tham khảo: https://vn.chanpureland.org/
01-05 Quang cảnh chùa Pháp Tạng
08-10 Giờ ngồi thiền (09:00am - 10:00am thứ bảy)
11-23 Các bảng giới thiệu triển lãm Xá lợi Phật
24-32 Trưng bày Xá lợi Chư Phật và Chư Thánh Tăng
33-40 Du khách và Phật tử xem triển lãm
Chùa Tây Lai Phật Quang Sơn (Fo Guang Shan Hsi Lai Temple) rộng 15 mẫu Anh, tọa lạc trên mảnh đất phía Nam vùng đồi núi Hacienda Heights, Los Angeles, California, Hoa Kỳ. Danh từ "Tây Lai" được dùng với chủ ý giao lưu văn hóa Đông Tây.
Chùa đã tổ chức đặt viên đá xây tòa Đại hùng Bảo điện vào ngày 03-7-1986. Hai năm sau, ngày 24-7-1988, lễ An vị Phật được cử hành. Đến ngày 26-11-1988, chùa đã tổ chức Đại lễ khánh thành trang nghiêm cùng với lễ xuất gia Tam đàn Đại giới, Vạn duyên Thủy lục Pháp hội, và các sinh hoạt của Hội Hữu nghị Phật giáo đồ Thế giới.
Chùa được kiến trúc theo kiểu truyền thống Phật giáo Trung Quốc. Các tòa kiến trúc chính gồm có : Cổng Tam quan, Đại hùng Bảo điện (chánh điện), Ngũ Thánh điện, Thiền đường, Ngũ Quan đường (phòng ăn), phòng triển lãm nghệ thuật Phật Quang Duyên, Hoài Ân đường (phòng thờ vong), Hội đường (phòng họp Quốc tế), Pháp đường (giảng đường), Hải Hội đường và Hương Vân đường (phòng họp và phòng hội thảo), Khách đường, Trường Phật Quang Tây Lai, Trích Thủy phường (phòng trà), hiệu sách Phật Quang, Trung tâm phiên dịch Quốc tế Phật Quang Sơn và Nhà xuất bản Phật Quang Hoa Kỳ …
Ngũ Thánh điện tôn trí năm vị Bồ tát, chính giữa là Bồ tát Di Lặc (tiêu biểu cho tâm hoan hỉ), hai bên thờ tượng Bồ tát Quán Thế Âm (tiêu biểu cho đại từ đại bi), Bồ tát Địa Tạng (tiêu biểu cho lòng đại nguyện) và Bồ tát Văn Thù (tiêu biểu cho trí tuệ), Bồ tát Phổ Hiền (tiêu biểu cho sự thiện lành, đại hạnh).
Trong ngôi chánh điện , chính giữa tôn trí tượng đức Phật Thích Ca, hai bên tôn trí tượng đức Phật Dược Sư và tượng đức Phật A Di Đà. Trên bốn bức tường trong chánh điện có điêu khắc trên mười ngàn hình tượng Phật.
Hằng năm, chùa tổ chức khá nhiều sinh hoạt, như : Lễ cầu nguyện cho hòa bình thế giới vào đầu tháng giêng ; Lễ Thiên Phật vào Tết âm lịch ; Lễ Phật đản, lễ Tắm Phật vào tháng tư âm lịch ; Lễ Du Già Diệm Khẩu và Lương Hoàng Bảo Sám vào tháng bảy âm lịch ; Lễ vía Phật Dược Sư vào tháng chín và Lễ Phật thất (A Di Đà) vào cuối năm … cùng rất nhiều chương trình nghi lễ, sinh hoạt khác, như : lớp Phật học, lớp tọa thiền, Bát quan trai giới, đoàn trống nhạc, đoàn hướng đạo …. Chùa đã tham gia nhiều hoạt động từ thiện, chương trình giáo dục và các hoạt động Phật giáo Quốc tế.
Điều mong muốn của chư vị lãnh đạo ngôi đại tự danh tiếng này là được chư Tăng Ni Phật tử Đạo hữu gần xa tiếp tay với chùa hoằng dương Phật Pháp, phổ biến lý niệm Phật giáo nhân gian để mang lại niềm an vui, hạnh phúc cho thế gian.
Địa chỉ chùa Tây Lai Phật Quang Sơn:
3456 S. Glenmark Dr. Hacienda Heights, CA 91745 – U.S.A. Phone : (626) 961-9697 ; Fax : (626) 3691944 Website : www.hsilai.org ; E-mail : [email protected]
Ngũ Thánh điện và Trường Phật Quang Tây Lai
Điện thờ năm vị Bồ tát trong Ngũ Thánh điện
Là một trong 10 châu tự trị của người dân tộc Tạng ở Trung Quốc, châu tự trị dân tộc Tạng Cam Nam, miền nam của tỉnh Cam Túc, nằm ở rìa phía đông bắc của cao nguyên Thanh Tạng, phía tây cao nguyên Hoàng Thổ, với một vùng thảo nguyên rộng lớn. Với 8 đơn vị hành chính cấp huyện, nơi đây có tổng diện tích 40.201km2, là nơi sinh sống của 745.900 người thuộc 24 dân tộc như Tạng, Hán, Hồi, Thổ, Mông Cổ...
Chiếm số lượng lớn trong dân số của châu tự trị, người dân tộc Tạng ở Cam Nam vẫn lưu giữ những nét đẹp văn hóa truyền thống từ xa xưa, nhất là những nghi thức sinh hoạt Phật giáo Tạng truyền rất đặc trưng của những Phật tử thuần thành. Không khó để bắt gặp cảnh tượng người dân nơi đây lễ bái một cách rất nhập tâm hay quay những chiếc chuông tại các ngôi chùa, để bày tỏ lòng thành kính và cầu mong những điều bình an trong cuộc sống.
Điều đặc biệt là những công trình Phật giáo nơi đây được đầu tư xây dựng rất quy mô, bề thế, trở thành những kiến trúc nguy nga, tráng lệ, là nơi người dân bản địa đến thực hành các nghi thức Phật giáo, đồng thời cũng trở thành những kiến trúc biểu tượng, thu hút rất đông khách du lịch đến tham quan, tìm hiểu về lịch sử văn hóa mảnh đất và con người nơi đây.
Rất đông du khách đến tham quan Phật các Mễ Lạp Nhật Ba.
Phật các Mễ Lạp Nhật Ba, là ngôi chùa nổi tiếng của người dân tộc Tạng, thờ cúng những nhân vật tiêu biểu của các tông phái Phật giáo Tạng truyền, với hơn 200 năm lịch sử. Ngôi chùa hiện nay được trùng tu xây dựng từ năm 1988, với thời gian 4 năm; chiều cao hơn 40m, tổng diện tích 4.028m, có tổng cộng 9 tầng với 1.270 bức tượng Phật lớn nhỏ.
Đây là công trình tiêu biểu, điểm đến nổi tiếng của thành phố Hợp Tác thuộc châu tự trị Cam Nam. Ngôi Phật các nổi tiếng bởi tạo hình kiến trúc độc đáo, vẻ ngoài nguy nga tráng lệ và những bức tượng Phật được điêu khắc tinh xảo trong một không gian huyền bí.
Phật các Mễ Lạp Nhật Ba có chiều cao hơn 40m, diện tích 4.028m2, 9 tầng với 1.270 bức tượng Phật lớn nhỏ.
Tòa bạch tháp trong khuôn viên Phật các Mễ Lạp Nhật Ba.
Người dân địa phương lễ bái rất nhập tâm.
Du khách trong bộ trang phục truyền thống của người Tạng.
Người dân địa phương quan niệm, quay những chiếc chuông tại các ngôi chùa, cũng là một lần đọc kinh, để cầu mong những điều bình an trong cuộc sống.
Chùa Lạp Bốc Lăng (Labrang) ở huyện Hạ Hà, châu tự trị Cam Nam là một trong 6 ngôi chùa quan trọng nhất của giáo phái Cách Lỗ, hay còn gọi là Hoàng Giáo trong Phật giáo Tạng truyền; được xây dựng từ năm 1.709 đời nhà Thanh, với 6 ngôi Kinh đường, 48 Phật điện lớn nhỏ, tổng diện tích hơn 1.000 mẫu, trở thành quần thể kiến trúc tự viện dân tộc Tạng tiêu biểu.
Chùa Labrang là một trong những ngôi chùa quan trọng nhất của Phật giáo Tạng truyền.
Ngôi chùa này có lịch sử lâu đời, được xây dựng từ năm 1.709 đời nhà Thanh.
Kiến trúc độc đáo, đặc trưng của dân tộc Tạng.
Chùa Labrang là ngôi trường đào tạo Phật giáo lớn nhất của Hoàng Giáo, được mệnh danh là "Học viện Tạng học thế giới" với nhiều cơ sở đào tạo về Phật học, ngôn ngữ, văn hóa, y dược đặc trưng của người Tạng. Vào thời kỳ đỉnh cao, nơi đây có tới 4.000 vị tu sĩ (lạt ma) tu học.
Ngôi chùa còn được coi là cơ sở đạo tạo Phật giáo Tạng truyền quan trọng.
Theo chân một vị lạt ma tìm hiểu về lịch sử của ngôi chùa.
Khuôn viên rộng lớn và những kiến trúc độc đáo khiến nơi đây trở thành điểm đến thu hút rất đông du khách.
Năm học này, khi xóa bỏ điểm trường lẻ Khe Nóng, các em được chia học ở bản Khe Bu và trường chính. Bố mẹ các em chấp nhận con mình đi học xa, trọ nhờ nhà họ hàng vì một tương lai tươi sáng hơn.
Cô Nguyễn Thị Kim Anh cho biết, Trường Tiểu học Châu Khê sẽ tham mưu với chính quyền địa phương và các cơ quan cấp trên để triển khai mô hình trường tiểu học bán trú. Qua đó tạo điều kiện để học sinh Đan Lai nói riêng và các em lớp 3 - 4 - 5 từ điểm lẻ tập trung về trường chính học tập, ở bán trú, góp phần thực hiện hiệu quả Chương trình GDPT 2018 và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
La Thị Như là cô bé người Đan Lai duy nhất của lớp 1A, từ bản Khe Nóng ra học tập tại điểm chính Trường Tiểu học Châu Khê và ở nhờ nhà họ hàng.
Những ngày đầu, nhớ nhà, nhớ bố mẹ, thỉnh thoảng Như lại đứng ngoài hành lang lớp học khóc thút thít. Lúc ấy, cô giáo chủ nhiệm Lê Thanh Thủy lại ra dỗ dành, động viên, đưa em quay vào lớp.
Theo cô Thủy, so với mặt bằng chung, học sinh Đan Lai tiếp thu chậm hơn. Phần lớn do ở trong bản sâu, các em đi học không đầy đủ, chuyên cần nên bước vào lớp 1 thì chưa nhận biết được hết con số, chữ cái.
Cùng với việc xa nhà đi học ở môi trường mới nên ban đầu còn thụ động, ngại giao tiếp. “Để giúp các em theo kịp tiến độ bài giảng, tôi vẫn thường dành thêm thời gian sau buổi học để phụ đạo, cho các em tập đọc, tập viết những vần khó nhớ. Đến giờ, Như đã quen với cô giáo, các bạn và hòa nhập tốt”, cô Thủy cho hay.
Năm học này, Trường Tiểu học Châu Khê có 18 học sinh Đan Lai được đưa ra khỏi bản Khe Nóng để đến các điểm trường thuận lợi hơn học tập. Do điểm trường mới cách xa hàng chục km, nên các em phải ở nhờ trong nhà ông bà, họ hàng hoặc người quen.
Ngôi nhà của ông La Văn Thái, bà La Thị Tâm ở bản Châu Sơn không lớn nhưng khá tươm tất, xây bê tông kiên cố và có 2 phòng ngủ. Năm nay, ông bà đón thêm 2 thành viên mới là cháu họ La Thị Như và cháu nội La Thanh Bạch đến ở đi học.
Cách đây 4 năm, chị gái của Bạch là La Thị Lanh lên lớp 6 cũng về ở cùng ông bà, dù trường THCS có khu bán trú. Vậy là gần 10 người già trẻ, lớn bé cùng sinh sống trong một nhà.
Để chăm lo cho các cháu, ông Thái, bà Tâm cũng vất vả, bận bịu hơn. “Gia đình tôi trước đây chỉ có tôi và các con, cùng một cháu nhỏ. Nhưng nay thì có thêm ba đứa cháu nữa. Hồi đầu, mấy đứa nhớ nhà lắm, nhưng không đòi về, chỉ khóc thôi.
Tụi nó còn nhỏ ra đây học tôi cũng thương lắm. Nhưng rồi động viên các cháu cố gắng để học cái chữ. May là các cháu ngoan, đến nay đều tự ăn, tự ngủ và tự học bài. Nhà gần trường nên các cháu cũng tự đi về không phải đưa đón”, ông Thái kể.
Hai anh em La Thị Như, La Thanh Bạch từ bản Khe Nóng ra ở với ông bà tại bản Châu Sơn để đi học.
Ngoài giờ học, cô Lê Thanh Thủy thường dành thời gian ở lại phụ đạo thêm cho em La Thị Như.