Phó giáo sư-tiến sỹ Nguyễn Chu Hồi, Chủ tịch Hội Thiên nhiên và Môi trường biển Việt Nam cho rằng, một trong những thách thức trong triển khai Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam hiện nay là thực trạng ô nhiễm rác thải trên các vùng biển Việt Nam. Điều này đe dọa đến hệ sinh thái biển, nguồn lợi hải sản từ đó tác động đến sinh kế của hàng triệu ngư dân Việt Nam.

Kinh nghiệm của một số quốc gia phát triển

Việc bảo vệ môi trường biển, bảo vệ đa dạng sinh học là vấn đề cấp bách cần được chú trọng hiện nay. Do đó, để giải quyết vấn đề ô nhiễm biển có nguồn gốc từ biển và từ đất liền, phải ngăn chặn được tình trạng ô nhiễm và suy thoái môi trường nghiêm trọng tại các điểm, khu vực, vùng bị ô nhiễm và suy thoái nặng ở các lưu vực sông, các khu, cụm công nghiệp ven biển…

Chính vì vậy thời gian tới, Việt Nam cần tham khảo kinh nghiệm từ một số nước phát triển nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế biển đi đôi với việc bảo vệ môi trường, khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên biển.

Hiện nhiều quốc gia trên thế giới đã xây dựng, hoàn thiện hệ thống, công cụ pháp lý về khai thác hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường, thúc đẩy phát triển bền vững biển.

Việt Nam cần tham khảo kinh nghiệm từ một số nước phát triển nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế biển đi đôi với việc bảo vệ môi trường, khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên biển.

Cụ thể với Luật Bảo tồn đa dạng sinh học và bảo vệ môi trường, Australia đã áp dụng toàn diện đối với vùng biển của mình. Việc xây dựng và ban hành các bộ luật, văn bản quy phạm pháp luật về biển đã tạo ra cơ sở pháp lý vững chắc đảm bảo cho việc thực hiện thành công tác quản lý tổng hợp, khai thác hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường biển ở nhiều quốc gia có biển.

Sau khi ban hành chính sách biển quốc gia, Australia đã đưa ra một loạt những điều chỉnh cơ cấu tổ chức, bao gồm việc thành lập một Ủy ban Bộ trưởng Biển quốc gia cùng với nhóm cố vấn Biển quốc gia, Văn phòng Biển quốc gia và một ban chỉ đạo quy hoạch biển.

Trong đó chức năng của Ủy ban Bộ trưởng Biển quốc gia tập trung vào việc điều phối chính sách biển, giám sát quá trình kế hoạch phân vùng biển, xây dựng các chương trình, kế họach thực thi chính sách Biển quốc gia, đề xuất ưu tiên nghiên cứu biển liên quan đến phát triển và thực thi chính sách biển Australia.

Cùng với việc hoàn thiện pháp luật về biển, hệ thống quản lý môi trường biển mới cũng được được xây dựng và phát triển tại nhiều quốc gia để đảm bảo tính thống nhất xuyên suốt, cắt giảm chi phí hành chính, thúc đẩy công tác trao đổi thông tin và dữ liệu, đạt được hiệu quả cao trong công tác quy họach phát triển bền vững biển…

Tại Nhật Bản, sau khi ban hành Luật Cơ bản về biển năm 2007, Nhật Bản đã thành lập một cơ quan đầu mối về chính sách biển tổng hợp do Thủ tướng đứng đầu, nhằm thúc đẩy biện pháp về biển một cách tập trung và tổng hợp.

Việc xây dựng và ban hành các bộ luật, văn bản quy phạm pháp luật về biển đã tạo ra cơ sở pháp lý vững chắc đảm bảo cho việc thực hiện thành công tác quản lý tổng hợp, khai thác hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường biển

Quản lý tổng hợp đới bờ cũng được áp dụng rộng rãi tại nước này với mục đích duy trì tính nguyên vẹn của hệ sinh thái vùng bờ, thông qua công tác bảo tồn và bảo vệ, khuyến khích sử dụng bền vững các tài nguyên biển và ven bờ, đặc biệt liên quan đến các hoạt động đánh bắt, khai thác nguồn lợi tài nguyên sinh vật biển chủ yếu, ngăn chặn những thiệt hại lớn về vật chất do triều cường, sóng to, gió lớn, lũ lụt, động đất, sóng thần và xói lở bờ biển… Nhằm duy trì tính nguyên vẹn của hệ sinh thái vùng bờ thông qua công tác bảo tồn và bảo vệ, khuyến khích sử dụng bền vững các tài nguyên biển và ven bờ liên quan đến các họat động đánh bắt, khai thác nguồn lợi tài nguyên sinh vật biển chủ yếu, ngăn chặn những thiệt hại lớn về vật chất do triều cường, sóng to, gió lớn, lũ lụt, động đất, sóng thần và xói lở bờ biển.

Để giải quyết vấn đề ô nhiễm biển có nguồn gốc từ biển và từ đất liền, nhiều chương trình hành động khắc phục tình trạng ô nhiễm và suy thoái môi trường nghiêm trọng với các điểm, khu vực, vùng bị ô nhiễm và suy thoái nặng đã được triển khai. Trong đó quản lý tổng hợp đới bờ đã được thừa nhận như là khung quản lý hiệu quả để đạt được phát triển bền vững vùng biển và đới bờ và được triển khai, áp dụng cho nhiều vùng bờ khác nhau trên thế giới với nhiều vấn đề khác nhau.

Tại Mỹ, Luật Quản lý đới bờ được thông qua năm 1972 đưa Mỹ trở thành quốc gia tiên phong trong việc áp dụng quản lý tổng hợp biển và đới bờ. Luật Quản lý đới bờ ra đời đã giúp thúc đẩy, tăng cường sự tham gia và phối hợp của các bên liên quan trong việc đưa ra các chương trình tác động đến vùng ven biển, cân bằng giữa các nhóm cạnh tranh về lợi ích ở vùng ven biển.

Quản lý dựa vào hệ sinh thái là một cách tiếp cận quản lý thống nhất chú trọng xem xét toàn bộ hệ sinh thái, các mối liên hệ xuyên suốt trong toàn hệ thống và các ảnh hưởng, tác động tích tụ do các hoạt động của con người tạo ra. Trên thực tế, ngay từ rất sớm trong quá trình hình thành và phát triển của khái niệm này, quản lý dựa vào hệ sinh thái đã được áp dụng vào rất nhiều lĩnh vực phục vụ các mục đích khác nhau.

Trong bối cảnh nhu cầu quản lý và phát triển bền vững môi trường biển ngày càng trở nên cấp thiết, cách tiếp cận quản lý sinh thái được xem là nguyên tắc cơ bản của chính sách biển quốc gia các nước như Australia, Mỹ… được áp dụng triển khai thành công trong thực tiễn trong quản lý biển tại khu bảo tồn Great Barrier Reef Marine Park của Australia, vùng biển Bering của Mỹ…

Cách tiếp cận quản lý sinh thái được xem là nguyên tắc cơ bản của chính sách biển quốc gia các nước như Australia, Mỹ

Quản lý biển trên cơ sở quy hoạch, phân vùng không gian biển và đới bờ hiện là xu thế quản lý biển hiện đại được triển khai ở nhiều quốc gia.

Tại Mỹ, việc xây dựng quy họach, phân vùng không gian biển và đới bờ chính là một trong những ưu tiên cần triển khai trong chính sách biển dưới thời Tổng thống Obama.

Nhóm đặc nhiệm về chính sách biển của Tổng thống đã đề xuất một khung quy hoạch, phân vùng không gian biển và đới bờ quốc gia tạo ra một cách tiếp cận mới, tổng hợp, toàn diện, theo khu vực để hỗ trợ sử dụng bền vững, an toàn, hiệu quả biển, đại dương và các hồ lớn; bảo vệ, duy trì và khôi phục biển, đới bờ đảm bảo các hệ sinh thái có khả năng phục hồi cao, cung cấp bền vững các dịch vụ hệ sinh thái; đảm bảo, duy trì khả năng tiếp cận biển, đới bờ của công chúng; thúc đẩy sự hỗ trợ trong sử dụng, giảm thiểu xung đột và tác động môi trường.

Cách quản lý này còn tạo ra sự tăng cường tính nhất quán, thống nhất trong quá trình ra quyết định, giảm thiểu các xung đột lợi ích, giảm chi phí, nâng cao hiệu quả qui hoạch…nâng cao tính chắc chắn và khả năng dự báo trong qui hoạch để đầu tư khai thác, sử dụng biển, đới bờ; tăng cường sự phối hợp liên bộ, ngành, các bên liên quan trong nước và quốc tế trong quá trình lập quy hoạch, xây dựng kế hoạch.

Cty TNHH Giải pháp Du lịch Việt Nam

Số 28 C1, phố Phạm Hồng Thái, phường Trúc Bạch, Quận Ba Đình, Hà Nội

Việt Nam đang phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm môi trường biển và ngày càng trở nên nghiêm trọng do hậu quả của sức ép dân số, tăng trưởng kinh tế, khả năng quản lý và sử dụng kém hiệu quả các nguồn tài nguyên biển.

Do vậy, Việt Nam cần tìm ra những giải pháp phù hợp, đồng thời học hỏi kinh nghiệm quản lý của một số nước nhằm khai thác hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường biển theo hướng bền vững.