Trước tiên cần nhấn mạnh, hình thức tiếp cận khách hàng để chào bán sản phẩm qua điện thoại là bình thường. Từ trước đến nay, vẫn có CTCK tiếp cận khách hàng bằng cách này. Vấn đề nằm ở chỗ, công cụ này đang được khai thác một cách thái quá và nghiêm trọng nhất là nảy sinh các hình thức lừa đảo, trục lợi từ các cuộc gọi gây nhiễu cho thị trường và thiệt hại cho nhiều người. Các cuộc gọi tư vấn chứng khoán hiện đang quấy nhiễu nhiều người, bất kể giờ giấc, gây ra sự khó chịu, bức xúc.

Khuôn mặt khi video call bị "đơ"

Những cuộc gọi lừa đảo thì khuôn mặt của người gọi sẽ cực kỳ giả tạo, khuôn mặt có phần bị đơ khi nói chuyện và có thể trông rất lúng túng. Thậm chí màu da và màu nền cuộc cuộc gọi không đồng bộ với nhau cũng là một trong những yếu tố để biết được đây là cuộc gọi lừa đảo.

Cách nhận biết cuộc gọi video lừa đảo

Một đặc điểm cực kì nổi bật để nhận biết các cuộc gọi video lừa đảo đó là những cuộc gọi này đều có thời lượng cực kỳ ngắn chỉ từ vài giây và không đến 1 phút.

Khi một cuộc gọi video được thực hiện thì chất lượng của cuộc gọi sẽ cực kỳ thấp, người nhận có thể dễ dàng thấy được các chi tiết hình ảnh bị mờ, bị vỡ nét. Ngoài ra chất lượng âm thanh cũng sẽ rất thấp, âm thanh bị rè hoặc có tiếng ồn xung quanh.

Ngắt máy sớm do chất lượng mạng thấp

Sau khi thực hiện cuộc gọi được một lát thì bạn sẽ nhận được thông báo rằng tín hiệu yếu và không thể tiếp tục được cuộc gọi cũng là một yếu tố mà người nhận cần lưu ý để xem xét nó là cuộc gọi lừa đảo.

VOV.VN - Khi nhận được những cuộc gọi có dấu hiệu lừa đảo, người dân có thể chủ động nhắn tin, gọi điện về tổng đài số 156 để phản ánh các trường hợp nhận cuộc gọi, tin nhắn rác, có dấu hiệu lừa đảo.

Đây là những cuộc gọi tự động phát ra nội dung "Trung tâm SIM số đẹp VinaPhone". VinaPhone khẳng định đó đều là những cuộc gọi giả danh VinaPhone với mục đích làm phiền khách hàng và trục lợi. Hình thức giả mạo tinh vi này có thể gây ra những rủi ro đáng tiếc cho khách hàng cũng như ảnh hưởng đến uy tín của VinaPhone.

VinaPhone khuyến nghị khách hàng cảnh giác với các cuộc gọi từ số điện thoại không chính thống của nhà mạng. Đồng thời kính mong quý khách cùng hợp tác với VinaPhone để xử lý triệt để vấn nạn này theo các nội dung: Liên hệ tổng đài Chăm sóc khách hàng 18001091/9191/800126/18001166 (phục vụ 24/24h) để kiểm tra các thông tin chính xác và thông báo các cuộc gọi quấy rối; không thực hiện các cuộc gọi nhằm mục đích quảng cáo, chào mời mua sản phẩm, dịch vụ... gây ảnh hưởng đến khách hàng khác.

Mọi thông tin về dịch vụ,  các chương trình chăm sóc, tri ân khách hàng đều được VinaPhone đăng tải công khai trên trang website

hoặc qua tin nhắn có Brandname VinaPhone hoặc các số điện thoại chăm sóc khách hàng chính thức của VinaPhone: 18001091/9191/0886800126/0888000666.

Theo các chuyên gia về an ninh mạng, công nghệ trí tuệ nhân tạo có thể dùng để tạo ra các video giả chỉ từ một hoặc vài tấm ảnh của một người. Các video này được gọi là deepfake, tức là sự kết hợp giữa công nghệ học sâu (deep learning) và giả mạo (fake). Các video này có thể khiến người xem tin rằng họ đang nhìn thấy và nghe thấy người thật đang nói chuyện.

Các đối tượng lừa đảo đã lợi dụng công nghệ này để gọi điện cho nạn nhân, giả danh là người thân, bạn bè hoặc cơ quan chức năng để yêu cầu chuyển tiền hoặc cung cấp thông tin cá nhân. Tuy nhiên, phần lớn hình thức lừa đảo trực tuyến này nhắm tới việc lừa đảo tài chính và “để lộ” một số dấu hiệu nhận biết sau:

- Thời gian gọi thường rất ngắn, chỉ vài giây.

- Khuôn mặt trên khuôn hình thiếu tính cảm xúc và khá “trơ” khi nói, tư thế trông lúng túng, không tự nhiên.

- Hướng đầu và cơ thể của họ trong video không nhất quán với nhau.

- Có tiếng ồn hoặc tiếng vọng trong cuộc gọi.

- Tài khoản chuyển tiền không phải của người đang thực hiện cuộc gọi.

- Kẻ gian sẽ ngắt giữa chừng, nói là mất sóng, sóng yếu hoặc có việc bận.

Để phòng tránh các cuộc gọi lừa đảo sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo, các chuyên gia khuyến cáo người dùng cần có ý thức bảo vệ bản thân và thông tin cá nhân khi sử dụng internet và điện thoại. Cụ thể:

- Không chia sẻ hoặc upload hình ảnh cá nhân lên các trang web không an toàn hoặc không rõ nguồn gốc, vì chúng có thể bị lấy cắp và sử dụng để tạo video giả.

- Nếu nhận được cuộc gọi từ người thân, bạn bè hoặc cơ quan chức năng yêu cầu chuyển tiền hoặc cung cấp thông tin cá nhân, hãy kiểm tra lại số điện thoại và xác minh danh tính của người gọi bằng cách gọi lại hoặc liên hệ trực tiếp.

- Nếu có nghi ngờ về tính xác thực của video, hãy chú ý đến các chi tiết nhỏ như khuôn mặt, giọng nói, ánh sáng, nền hoặc các đối tượng khác trong video. Hãy so sánh với các video khác của người đó để tìm ra sự khác biệt.

- Nếu phát hiện ra video giả hoặc bị lừa đảo, hãy báo ngay cho cơ quan chức năng và cung cấp các bằng chứng có liên quan để xử lý kịp thời.

Âm thanh với hình ảnh không đồng nhất

Vì là một cuộc gọi deepfake nên khi thực hiện cuộc gọi có thể phần tiếng và phần hình của cuộc trò chuyện sẽ không đồng nhất với nhau. Có thể là tiếng đi trước hình hoặc hình đi trước tiếng nhưng chắc chắn rằng chúng sẽ không khớp với nhau.