Hồi mới sang thì ở nhà một thời gian vì con nhỏ. Sau đó xin vào làm một hãng nhựa của Rubbermaid, chuyên sản xuất những đồ đựng bằng nhựa. Công việc làm theo dây chuyền này hình như chẳng phải suy nghĩ gì, cứ hàng ra thì lượm, gắn chúng lại với nhau rồi gắn lables, đóng vô thùng, chuyển lên dây chuyền cho chạy vào xưởng. Chỉ đơn giản thế thôi. Vì đơn giản nên tiền lương cũng rất giản đơn. Hai vợ chồng cùng làm một hãng nhưng khác ngày nên những ngày vợ làm thì chồng nghỉ để chăm con.

“FED KHÔNG MUỐN CÔNG BỐ CHIẾN THẮNG QUÁ SỚM”

Chuyên gia kinh tế trưởng Luke Tilley của Wilmington Trust nói rằng việc giá xăng giảm 12% trong tháng 12 và giá các năng lượng khác cũng giảm là nhân tố quan trọng đưa lạm phát đi xuống.

Trong bối cảnh giá hàng hoá dịu đi, giới chuyên gia kinh tế quan tâm nhiều hơn đến lạm phát giá dịch vụ. “Việc lạm phát toàn phần giảm trong 2-3 tháng vừa rồi đã nói quá lên về sự cải thiện thực sự. Giá xăng và giá nhà đều đã giảm rồi, và tôi muốn thấy giá của những thứ không thiết yếu giảm xuống. Tôi cho rằng trọng tâm hiện nay là vấn đề lạm phát giá dịch vụ”, bà Mocuta nói.

Tốc độ lạm phát có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với giới đầu tư trên thị trường tài chính Mỹ nói riêng và toàn cầu nói chung ở thời điểm hiện nay, bởi mức lạm phát sẽ quyết định đường đi của lãi suất Fed, thậm chí quyết định nền kinh tế Mỹ sẽ hạ cánh mềm hay rơi vào một cuộc suy thoái.

“Hy vọng ở đây là chúng ta về cơ bản đã đạt tới một vị thế có thể có được một cuộc hạ cánh mềm. Việc này đòi hỏi Fed không chỉ dừng tăng lãi suất mà còn sớm tiến tới cắt giảm lãi suất. Nhưng hiện tại, chúng ta chưa có được vị thế đó”, bà Swonk nhận định. “Chúng ta đang ở trong tình trạng tương tự như một bệnh nhân đang khoẻ lên, nhưng chưa thể ra viện ngay được”.

Lãi suất của Fed hiện ở khoảng 4,25-4,5%. Trong dự báo mới nhất, các quan chức Fed dự kiến tăng lãi suất lên tối đa 5,1% trong năm nay.

“Fed đang lo lắng về một cú sốc nguồn cung nữa có thể xảy ra, có thể từ việc Trung Quốc bất ngờ từ bỏ Zero Covid hoặc vì một điều gì đó liên quan đến Nga. Họ không muốn công bố chiến thắng quá sớm. Fed đã nói rõ điều đó và nói nhiều lần, nhưng không ai chịu nghe”, bà Swonk nhận định.

Giới chuyên gia kinh tế dự báo một thước đo lạm phát quan trọng khác là chỉ số giá tiêu dùng cá nhân (PCE) lõi tháng 12 có thể giảm dưới mức dự báo 3,5% mà Fed đưa ra. Một số chuyên gia tin kinh tế Mỹ sẽ suy thoái trong năm nay và Fed sẽ phải cắt giảm lãi suất trước cuối năm - tương tự như dự báo của thị trường. Trong khi đó, Fed đã tuyên bố sẽ không giảm lãi suất trước năm 2024.

Dù vậy, một vài chiến lược gia tin rằng các quan chức Fed sẽ bắt đầu có những phát biểu mềm mỏng hơn và ít xung đột hơn với góc nhìn của thị trường. Trong một cuộc trả lời phỏng vấn tờ The New York Times hôm thứ Tư, Chủ tịch chi nhánh Boston của Fed, bà Susan Collins nói bà muốn tăng lãi suất 0,25 điểm phần trăm trong cuộc họp sắp tới.

“Chúng tôi cho rằng một trong những thay đổi trong những tháng tới là Fed sẽ sớm nhận ra rằng việc thay đổi cách nói về lạm phát sẽ rẻ hơn so với việc gây ra một cuộc suy thoái dẫn tới mất hàng triệu việc làm”, ông Tom Lee - nhà sáng lập Fundstrat - viết trong một báo cáo.

Làm việc ở Mỹ - Đi làm ''nail'' nuôi chuyện học ''nurse''

- Nếu không nói thời gian tôi nhảy đi làm nail thì sẽ là một thiếu sót trong chặng đường làm việc của tôi. Bởi khoảng thời gian này cho tôi rất nhiều kinh nghiệm sống và nhất là quyết định công việc nào hợp với khả năng của tôi.

ở Ohio cho đến giờ phút này vẫn còn thịnh. Mấy người bạn Việt Nam của tôi toàn theo nghề này và tụi nó khá giả vô cùng. Nghe mách bảo, tôi nhờ một đứa bạn “

” qua một trường ở Canada. Có lẽ ít ai nghĩ chuyện “

” xảy ra ở xứ này. Nhưng đó là chuyện có thật ở đây.

“Mua giờ” chưa tới một ngàn đô la, rồi gửi giờ và giấy chứng nhận “certificate” tới State Board, cùng lúc đó người bạn cho mượn cuốn sách học, thực tập làm móng tại nhà... và thế là đi thi.

Chỉ trong vòng hai tháng, tôi có bằng làm móng tay một cách chính thức ở Ohio. Đã vậy, tôi còn xúi ông chồng học nail với tôi. Anh ấy lấy bằng xong làm thử 6 tháng (sau giờ làm ở hãng) và dẹp luôn, đồng thời cấm bà vợ không được nhắc tới việc làm nail của ông ấy nữa.

Khi xin vào làm móng tay thì tôi cắt bớt giờ làm ở viện dưỡng lão, và đi làm nail vào ban ngày.

Việc làm móng tay cho người mới vào nghề chẳng thuận lợi mấy. Vì còn phải học hỏi rất nhiều để “nâng cao tay nghề.” Chỉ trong vòng một năm tôi đã phải làm qua ba tiệm nail. Phần vì không có tay nghề giỏi, phần lớn hơn vì không chịu nổi sự "lớn lối" của những cô chủ, cậu chủ. Họ làm chủ mà, muốn nói gì thì nói, muốn đối xử với thợ như thế nào thì đối xử, chả cần biết có tổn thương ai hay không. Không chỉ vậy, đôi khi họ còn trề môi chọc tức chuyện mình đi học nữa chứ, bảo “học ra làm tiền có cao hơn làm nail đâu, cũng phải luồn cúi người khác”...

Cuối cùng thì tôi cũng chọn được một tiệm có cô chủ biết điều và dễ thương. Tôi làm cho cô cho đến ngày học xong LPN. Đến giờ thỉnh thoảng tôi vẫn ghé thăm cô.

Thi lấy bằng LPN (Licensed Practical Nursing) xong là tôi từ giã ngành nail và hứa với lòng là không thể nào trở lại. Có những điều trong ngành này tôi không muốn viết ra, chỉ muốn giữ cho mình thôi. Tôi biết, nếu vợ chồng tôi theo nghề này đến giờ, có lẽ bây giờ chúng tôi đã rất giàu. Nhưng chúng tôi vẫn không làm như vậy. Tôi biết rằng nếu chôn vùi thời gian mỗi tuần 6, 7 ngày trong tiệm nail, tôi sẽ bỏ bê con cái và sẽ không bao giờ lấy được bằng RN (Registered Nurse).

Tháng Giêng, 2006, tôi chính thức bước vào làm bên cạnh Vivian, người làm công việc LPN (practical nursing) mà tôi có nhắc trong bài trước, mỗi tuần 3, 4 ngày.

Tháng Ba, 2006, tôi ghi danh học lớp RN và bắt đầu tiếp dùi mài kinh sử.

Làm việc bên cạnh Vivian nhưng khác “unit,” tôi vẫn được bà che chở và giúp đỡ. Có lẽ khoảng thời gian làm LPN bên cạnh bà là công việc dễ dàng nhất trong cuộc đời làm y tá của tôi. Tôi vẫn làm ca đêm, vì ban ngày con gái tôi có rất nhiều cuộc hẹn bác sĩ, và cũng là vì ca đêm cho tôi thời gian học bài.

Công việc bấy giờ của tôi là phát thuốc cho bệnh nhân, thay băng cho những vết thương, quản lý những “nursing assistant” của tôi và làm giấy tờ. Nghe thì dễ dàng lắm nhưng trách nhiệm đầy mình vì xứ này hở một cái là người ta thưa kiện. Đến giờ phút này thì tôi biết tại sao bà Vivian thương tôi đến như vậy. Bởi vì tôi “rất ngoan” với bà. Nhóm “nurse aide” của tôi cũng có nhiều người làm cho tôi điên cái đầu. Nhưng cám ơn trời, nhờ nhẫn nhịn, và đối xử với họ bằng tình người, cho đến giờ phút này, tôi chỉ phải viết cảnh cáo có một người và đề nghị đuổi việc một người mà thôi.

Những người bị khiển trách là do không làm tốt việc và đối xử không tốt với bệnh nhân. Trong một unit, y tá là người quản lý trực tiếp, nếu các “nursing assistant” làm sai mà còn cãi lại lệnh không chịu làm, y tá có quyền cho họ ra về. Tôi thì không bao giờ làm điều này, trong khi có rất nhiều y tá hành xử như thế. Bởi tôi đã từng là “nurse aide,” tôi hiểu sự vất vả, đôi khi oan ức của họ. Lỗi duy nhất là các “nurse aide” không có bằng cấp mà thôi. Bởi vậy, đôi lúc, tôi vẫn giúp các bạn ấy làm những công việc mà đáng ra tôi không phải làm. Bởi quan niệm sống của tôi là lấy lòng nhân để tạo lòng nhân.

Tôi nghĩ họ lập ra chương trình đào tạo y tá ngắn ngày như thế này là do sự thiếu thốn nhân lực trong ngành y tế. Tuy chương trình chỉ đào tạo có một năm, nhưng một LPN ra làm công việc như một RN, chỉ khác là không chuyền thuốc qua đường máu qua những “line” phía trên khuỷu tay. Có những LPN còn giỏi hơn RN vì khi học họ được thực tập rất nhiều, trong khi những trường RN thì nặng về lí thuyết. Nói gì thì nói, dù bây giờ là RN, tôi vẫn ghét những bệnh nhân gọi RN là "real nurse" còn gọi LPN không phải là nurse. Tôi vẫn tôn trọng và cảm kích những người bạn LPN làm chung với tôi, nhất là Vivian, đã giúp tôi rất nhiều trong thời gian mới ra làm việc.

Có nhiều người hỏi tôi là nên học LPN hay RN, tất nhiên là tôi khuyến khích họ học RN nhưng theo tôi, chẳng có gì là dở khi học LPN cả. Học chỉ một năm, ra làm lương cũng 40, 45 ngàn/năm. Thời gian tôi làm LPN ban đêm, thấy tôi ngồi học bài, Kelley, bạn tôi, thường đùa "you get paid to study". Đúng vậy, tôi làm xong công việc là nhào vô học bài, chẳng dám la cà các unit khác, bởi về nhà là có thời gian đâu. Vừa làm vừa đóng tiền học, khi xong chương trình RN, tôi không nợ một đồng tiền học nào.

Biết rằng ra RN là có thể làm lương cao hơn, nhưng trách nhiệm nặng hơn. Bởi vậy tôi cứ tà tà. Vì phải đóng tiền học, tiền nhà, nuôi con, chăm sóc đứa con gái bị bệnh tự kỷ... nên tôi đã cố gắng không mang vào mình quá nhiều stress. Do đã học qua chương trình LPN, có nhiều môn tôi được “transfer credit,” có nhiều môn tôi phải học lại... nên khi học RN tôi không cảm thấy vất vả lắm. Có những môn tôi phải đến lớp, có môn tôi phải lấy lớp online. Chương trình LPN nghiêng về thực hành nhiều hơn, còn RN thì nặng về lý thuyết, nhất là management.

Tà tà như vậy nên đến cuối 2010 tôi mới "dùi" xong chương trình RN.

Theo: Hằng Nguyễn - Người Việt Online

Giá tiêu dùng ở Mỹ được dự báo giảm nhẹ trong tháng 12 so với tháng trước do giá năng lượng giảm mạnh, nhưng mức lạm phát cả năm nhiều khả năng vẫn cao hơn nhiều so với mục tiêu của Cục Dự trữ Liên bang (Fed). Bởi vậy, ngân hàng trung ương này còn phải tăng lãi suất cho tới khi lạm phát thực sự được khống chế.

Trong một cuộc khảo sát của hãng tin Dow Jones, giới chuyên gia kinh tế dự báo chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 12 của Mỹ giảm 0,1% so với tháng trước nhưng tăng 6,5% so với cùng kỳ năm trước. Trong tháng 11, CPI của Mỹ tăng 0,1% so với tháng trước và tăng 7,1% so với cùng kỳ năm trước. Lạm phát tại nền kinh tế lớn nhất thế giới lập đỉnh của hơn 4 thập kỷ ở mức 9,1% vào tháng 6 năm ngoái.

CPI lõi, thước đo không tính đến giá năng lượng và thực phẩm, được dự báo tăng 0,3% trong tháng 12 so với tháng trước và tăng 5,7% so với cùng kỳ năm trước. Trong tháng 11, CPI lõi tăng 0,2% trong tháng và tăng 6% trong vòng 1 năm.

“Chúng tôi rất hoan nghênh sự xuống thang này của lạm phát. Đó là một tin tốt. Thật tuyệt vời khi lạm phát giảm và khuyến khích người tiêu dùng chi tiêu trong quý 4… Nhưng như thế vẫn chưa đủ”, chuyên gia kinh tế trưởng Diane Swonk của KPMG nhận định.

Báo cáo CPI sẽ được công bố vào sáng ngày thứ Năm theo giờ Mỹ. Đây là thống kê lạm phát cuối cùng trước cuộc họp chính sách tiền tệ định kỳ đầu tiên của Fed trong năm 2023, dự kiến diễn ra vào ngày 31/1-1/2. Bởi vậy, báo cáo này được xem là một sự kiện lớn đối với thị trường tài chính.

Một số nhà giao dịch đang đặt cược rằng lạm phát thậm chí giảm nhanh hơn dự báo của các chuyên gia kinh tế. Họ cũng đề cập đến mức tăng trưởng tiền lương yếu hơn dự báo trong báo cáo việc làm tháng 12 công bố vào tuần trước, cũng như các dữ liệu khác phản ánh kỳ vọng lạm phát giảm xuống.

Những hy vọng này đã đưa thị trường chứng khoán Mỹ tăng điểm mạnh trong phiên giao dịch ngày thứ Tư. “Thị trường đang nhìn vào một cốc nước đầy một nửa. Lạm phát đang giảm và Fed sắp hoàn tất việc tăng lãi suất. Hai tháng qua, các số liệu liên quan đến lạm phát đều thấp hơn dự báo. Thị trường đang tin rằng điều đó sẽ lặp lại”, Giám đốc đầu tư Peter Boockvar của Bleakley Financial Group nhận định với hãng tin CNBC.

Trên thị trường tương lai, các nhà giao dịch đang đặt cược nhiều nhất vào khả năng Fed chỉ nâng lãi suất 0,25 điểm phần trăm trong cuộc họp tới. Dù vậy, một số chuyên gia kinh tế cho rằng Fed vẫn có thể áp dụng bước nhảy lãi suất 0,5 điểm phần trăm. Kỳ vọng của thị trường đối với bước nhảy 0,5 điểm phần trăm chỉ là 20%.

“Thật thú vị khi chứng kiến thị trường có nhiều phản ứng đến như vậy chỉ với một dữ liệu. Rõ ràng, báo cáo CPI lần này là rất quan trọng, bởi có ảnh hưởng trực tiếp đến chính sách, đến mức tăng lãi suất của Fed trong cuộc họp sắp tới”, chuyên gia kinh tế trưởng Simona Mocuta của State Street Global Advisors phát biểu trên CNBC.

Bà Mocuta nói rằng CPI hạ nhiệt sẽ ảnh hưởng đến Fed. “Thị trường chưa phản ánh hết khả năng Fed tăng lãi suất 0,5 điểm phần trăm. Nhưng tôi cho rằng thị trường đúng trong trường hợp này. Fed vẫn có thể đi ngược lại kỳ vọng của thị trường, nhưng những gì mà thị trường đang phản ánh vào giá tài sản là một quyết định đúng đắn”, vị chuyên gia nói.