(Xây dựng) - Vừa qua, huyện Tiên Yên tổ chức Lễ đón nhận bằng xếp hạng Di tích lịch sử cấp tỉnh cho ngôi đền thờ Đức ông Hoàng Cần ở địa phương. Theo đó là hoạt động trùng tu ...

Tích thứ ba: Ông Hoàng Mười giáng trần làm Lý Nhật Quang

Một số tài liệu không chính thống khác kể về Ông Hoàng Mười rằng ông đã hóa thân làm Uy Minh Vương Lý Nhật Quang, là con trai thứ của vua Lý Thái Tổ, là anh em khác mẹ với vua Lý Thái Tông.

Lý Nhật Quang từ nhỏ vốn đã tỏ ra là người thông minh, được vua cha dạy bảo nghiêm khắc để sau này có thể trở thành rường cột quốc gia. Khi trưởng thành, ông đã được cử vào Nghệ An lo quản việc thuế. Là người cần mẫn liêm chính nên ông đã được nhân dân nơi đây hết mực tin tưởng. Nhờ những đóng góp của ông mà vùng Nghệ An đã trở thành nơi có kỷ cương bậc nhất, nhân dân sinh sống ổn định.

Ông đã có những đóng góp không nhỏ trong việc xây dựng trại Bà Hỏa. Nhờ vậy mà vua và toàn quân đều có thể yên tâm trong việc đánh chiếm Chiêm Thành.

Sau khi qua đời, ông được nhân dân tại Nghệ An và Hà Tĩnh lập rất nhiều đền thờ để tưởng nhớ công ơn và những đóng góp của ông tại mảnh đất này, đánh dấu sự tích về ông Hoàng Mười.

Đền thờ Ông Hoàng Mười ở Nghệ An có địa chỉ tại làng Xuân Am, xã Hưng Thịnh, huyện Hưng Nguyên thuộc tỉnh Nghệ An. Đền nằm cách trung tâm thành phố Vinh 7km về hướng Nam.

Đền được xây dựng vào những năm 1634 dưới thời Hậu Lê, đây là ngôi đền thờ ông Hoàng Mười nổi tiếng trong tín ngưỡng thờ Mẫu tại Việt Nam ở Nghệ An .

Tích thứ nhất: Ông Hoàng Mười giáng trần làm tướng Nguyễn Xí

Tích kể lại rằng, Ông Hoàng Mười đã giáng trần làm viên tướng họ Nguyễn tên là Nguyễn Xí, người đã đóng góp công lao rất lớn trong việc giúp vua Lê Thánh Tông dẹp giặc Minh. Sau này tướng Nguyễn Xí đã được nhà vua coi trọng và giao cho trấn giữ và cai quản vùng đất quê nhà ở Nghệ An, Hà Tĩnh.

Sau khi nhậm chức, ông một lòng chăm lo cho cuộc sống của người dân nơi đây. Ông đã nhiều lần ra lệnh mở kho lương cứu đói, sai lính chặt cây dựng nhà giúp đỡ nhân dân mỗi khi gặp thiên tai hoạn nạn.

Một lần đi thuyền trên sông, thuyền của ông đã bị đắm bởi một trận bão lớn, ông đã hóa ngay trên chính dòng sông Lam nơi đây. Người dân đã hết lòng thương tiếc khóc thương cho vị quan cần mẫn vì dân này.

Trong lúc đưa tiễn ông, trên trời bỗng xuất hiện một trận cuồng phong rồi bỗng chốc tan biến. Cùng lúc đó thi thể ông cũng nổi lên mặt nước với sắc mặt và da dẻ hồng hào như người sống đang nằm ngủ. Sau khi dạt vào bờ, từng đụn đất xung quanh bỗng bao bọc lấy di quan của ông. Trên trời xuất hiện mây năm màu ngũ sắc cuộn thành hình một con xích mã (cũng có tài liệu nói rằng là hình xích điểu), nhân dân tin rằng đó là người của thiên đình xuống đón ông về trời.

Vua Lê Thánh Tông hay tin đã hết lòng thương tiếc vị tướng tài như ông, liền truy phong cho ông danh hiệu Thái sư cường quốc công và sai người lập đền thờ ông ở Thượng Xá. Cảm kích những gì ông đã đóng góp cho vùng đất này, người dân xung quanh đây đã tôn ông làm Ông Mười, còn gọi ông với tên khác là Ông Mười Củi.

Tại sao có 2 đền Ông Hoàng Mười?

Do khi xưa thuyền Ông Hoàng Mười chìm ở trên dòng sông Lam, một bên là Nghệ An, một bên là Hà Tĩnh nên nhân dân cả hai phía đều lập đền thờ ông. Đền ở Hà Tĩnh chỉ là đền thờ vọng còn đền chính vẫn là đền ở bên kia bờ Nghệ An.

Mộ Ông Hoàng Mười nằm trong khuôn viên đền thờ Ông ở Nghệ An, phía sau núi Quyết, gần cầu Bến Thủy bây giờ.

Đền Ông Hoàng Mười có mở của không?

Đền thờ chính Ông Hoàng Mười ở Nghệ An mở cửa tất cả các ngày trong tuần. Nếu bạn muốn chắc chắn có thể gọi qua số điện thoại của quản lý đền: 098.615.3186 để có thể hỏi rõ chi tiết cụ thể.

Ngày tiệc chính của Ông Hoàng Mười là ngày 10 tháng 10 âm lịch hằng năm. Vào ngày này, những du khách thập phương, con nhang đệ tử khắp mọi nơi đều nô nức về để chiêm bái cửa đền ông một cách tấp nập.

Ngoài ra vào ngày tiệc chính của ông, xung quanh đền thờ Ông Hoàng Mười ban quản lý địa phương thường tổ chức một số các lễ hội, hoạt động quần chúng và tổ chức các trò chơi dân gian như đua thuyền, đá gà, thả hoa đăng…

Đền Củi thờ Ông Hoàng Mười Hà Tĩnh

Đền Củi hay còn được gọi là đền Chợ Củi, đền có vị trí tại xã Xuân Hồng, huyện Xuân Nghi, tỉnh Hà Tĩnh. Đây cũng chính là nơi khi xưa di qua ông trôi về và hóa. Đây cũng chính là quê nhà của ông. Đền Củi được công nhận là di sản văn hóa quốc gia vào năm 1993.

Sắm lễ Ông Hoàng Mười cần chú ý gì?

Đồ lễ dâng lên Ông Hoàng Mười thường có những vật phẩm như: xôi, gà, chai rượu (kèm 5 chén), nước lọc, tiền, hương nhang. Ngoài ra còn có thêm trầu cau, sớ, 5 dây vàng quan, 1 dây vàng trắng, hoa tươi, quả ngọt và Oản lễ…

Có thể tham khảo thêm các sản phẩm Oản lễ Ông Hoàng Mười: TẠI ĐÂY

Dưới đây là hai mẫu văn khấn Ông Hoàng Mười dành cho những ai mới đi lễ Ông có thể tham khảo:

Trên đây là những chia sẻ về thông tin cũng như kinh nghiệm khi đi lễ Ông Hoàng Mười mà Oản Tài Lộc An Chi đem tới cho các bạn tham khảo. Hi vọng những thông tin trên đã giải đáp được phần nào những câu hỏi của các bạn về Ông Hoàng Mười Nghệ An.

Ông Hoàng Báo Đông Cuông là ai?Theo các tài liệu kể lại rằng Ông Hoàng [...]

Bà Chúa Vực tương truyền chính là hiện thân của Chúa Thoải Phủ thuộc hệ [...]

Nằm kề bên dòng sông Kim Ngưu đoạn đường Tam Trinh thuộc Quận Hoàng Mai, [...]

Tích thứ hai: Ông Hoàng Mười giáng trần làm tướng Lê Khôi

Có một tích khác kể rằng, Ông Hoàng Mười đã hiện thân làm viên tướng Lê Khôi, mà một khai quốc công thần nhà Lê Sơ, là một trong những tướng lĩnh danh tiếng lẫy lừng trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Tài liệu ghi lại rằng, tướng Lê Khôi vốn là cháu của vua Lê Lợi, ông được quản lý và trấn giữ vùng Hóa Châu. Ông đã dốc toàn tâm toàn sức giúp người dân nơi đây có một cuộc sống ấm no, ngoài ra ông còn dẹp được quân Bế Khắc Triệu, quân Chiêm Thành…và rất nhiều công lao to lớn khác.

Trong trận ải Khả Lưu, tướng Lê Khôi đã bắt sống được đô đốc quân địc là Chu Kiệt, trảm tướng Hoàng Thành. Ông cùng Phạm Vấn và Lê Sát công phá giặc Minh xâm lược ở thành Xương Giang, cùng lúc bắt sống Hoàng Phúc và Thôi Tụ, bình định giặc Ngô và giành lại Đông Đô.

Thuận Thiên thứ nhất (1428), ông đã được phong Bảo Chính công thần nhập nội thiếu úy.

Thuận Thiên thứ hai, ông được khắc biển công thần, được xếp hàng thứ hai trong bảng Đình Thượng hầu thập tứ nhân.

Thuận Thiên thứ ba (1430) Lê Thái Tổ phái ông đi trấn giữ vùng Thuận Hóa vì có giặc Man quấy nhiễu. Khi tới đây ông đã hướng dẫn người dân làm nông, cày cấy, huấn luyện quân sĩ ngày đêm, giữ được bờ cõi biên cương đất nước. Dùng nhân đức cai quản, đánh trận bắt được giặc không những xử phạt ông còn đối đãi rất tử tế sau đó thả về. Chính vì vậy giặc Chiêm khi nghe tên vừa sợ vừa mến tài năng đức độ của ông. Mỗi lần sứ Chiêm ra Bắc đều thăm ông. Cũng trong năm đó, bạo loạn ở Thanh Lâm, Thái Nguyên do Bế Khắc Triệu, Nông Đức Thái cầm đầu cũng do ông cầm binh cùng Lê Thái Tổ dẹp loạn. Sau đó ông được vua ban cho kim phù và áo bào.

Thuận Thiên thứ sáu, vua lâm trọng bệnh bèn gọi Lê Khôi tham khảo ý kiến về việc truyền lại ngôi cho Nguyên Long. Sau đó ông một lòng phò tá giúp vua Lê Nguyên Long (tức Lê Thái Tông) quản việc nước.

Thiệu Bình thứ tư (1437) vua Lê Thái Tông cho ông làm Nhập nội tư mã, tham gia việc chính sự, cai quản việc quân ở đạo Hải Tây nay thuộc tỉnh Thanh Hóa và Nghệ An.

Năm Bình Thiệu thứ sáu (1439), Lê Khôi đánh Ai Lao đã bắt được tướng Đạo Mông.

Bảo Đại thứ nhất (1440), đánh Thuận Hóa.

Bảo Đại thứ hai, bắt tù trưởng Man Nghiễn đầu hàng, Thuận Hóa quy phục. Nhờ công lao này mà ông được phong Nhập nội đô đốc. Tất cả những việc chính sự to nhỏ vua đều hỏi qua ý kiến ông trước rồi mới đưa ra quyết định.

Về sau, vì việc cá nhân mà ông bị cho bãi chức về quê. Ông trở về quê sống cuộc sống an nhàn ma không hề oán trách.

Khi vua Lê Nhân Tông kế ngôi vào năm 1448, vua đã mời ông quay trở lại làm quan làm Nhập nội thiếu uy, cai quản công việc tại phủ Nghệ An.

Sử ghi lại rằng, khi Lê Khôi trấn giữ Nghệ An, dân chúng đón tiếp ông hai bên đường chật cứng. Sau vài năm nhận chức, tiếng thơm ca tụng ông đã được lan truyền từ khắp thành thị đến xóm ngõ nơi đây. Ông là người bình dị nên được nhân dân khắp vùng yêu mến và đặt trọn niềm tin.

Thái Hòa thứ hai (1449), chúa Bí Cái của Chiêm Thành đã đem toàn quân hòng chiếm thành Châu Hóa.

Sau đó tới năm Thái Hòa thứ ba, lại tiếp tục đánh An Dung cũng thuộc huyện Châu Hóa. Vua Lê Nhân Tông đã sai quan tư đồ Lê Thận (Nguyễn Thận), đô đốc Lê Xí (Nguyễn Xí) và Lê Khôi đi dẹp loạn. Không địch lại ba vị tướng, quân Chiêm Thành đã rút chạy về nước. Vua đã phong cho Lê Khôi là Nhập nội tham dự việc quan trọng triều đình nhưng vẫn tạm thời trấn giữ Nghệ An.

Thái Hóa thứ tư (1451), vua Lê nhân Tông lệnh cho Lê Khả dẹp loạn phương Nam, Lê Khôi đã đem quân bản bộ thăm dò trước. Tướng giặc sau khi biết ông đến liền sang hỏi: “có phải Tư Mã tới không?”. Ông liền tháo mũ cho giặc thấy. Sau khi thấy ông, tất cả giặc đều xuống ngựa xin hàng. Quân Lê Khôi đi tới đâu giặc không còn một mống tới đó. Lần đó ông đánh tới thành Đồ Bàn, bắt sống Bí Cái rồi mới lui quân.

Khi quay trở lại, ông lâm trọng bệnh và qua đời ở núi Long Ngâm gần cửa biển Nam Giới thuộc Hà Tĩnh ngày nay. Ba quân đều kêu khóc thước xót cho ông, vua sau khi nghe tin đã bỏ triều ba ngày sai quan đến phúng điếu.

Một số tài liệu cổ cũng như ghi chép ở Thọ Xuân cũng ghi rằng, người dân thuộc Hoan Châu Nghệ An lúc đó vô cùng thương tiếc ông nên đã lập miếu thờ phụng nhằm tưởng nhớ ông.