- Đủ 18 tuổi trở lên và có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

Dịch vụ gia hạn giấy phép lao động trọn gói

Hiện tại ở Hà Nội thẩm quyền giải quyết hồ sơ gia hạn giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài được giao cho UBND quận, huyện giải quyết cùng nhiều điểm mới trong quy trình soát xét thủ tục gia hạn giấy phép lao động dẫn đến nhiều trường hợp đơn vị sử dụng lao động không thể kịp hoàn thành thủ tục gia hạn giấy phép lao động. Việc này kéo theo hệ lụy người nước ngoài không thể gia hạn visa, tạm trú, việc trả lương cũng gặp trở ngại.

Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ gia hạn giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài trong doanh nghiệp liên hệ chúng tôi ngay hôm nay để được tư vấn chi tiết. Dịch vụ được thực hiện trọn gói, nhanh gọn với chi phí cạnh tranh bao gồm cả phí gia hạn visa, tạm trú chắc chắn sẽ phù hợp với mọi lựa chọn của doanh nghiệp.

Hồ sơ gia hạn giấy phép lao động cần những giấy tờ gì?

Quy định về hồ sơ gia hạn giấy phép lao động được ghi nhận tại Điều 17 Nghị định 152/2020/NĐ-CP

“Điều 17. Hồ sơ đề nghị gia hạn giấy phép lao động

1. Văn bản đề nghị gia hạn giấy phép lao động của người sử dụng lao động theo Mẫu số 11/PLI Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.

2. 02 ảnh màu (kích thước 4 cm x 6 cm, phông nền trắng, mặt nhìn thẳng, đầu để trần, không đeo kính màu), ảnh chụp không quá 06 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ.

3. Giấy phép lao động còn thời hạn đã được cấp.

4. Văn bản chấp thuận nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài trừ những trường hợp không phải xác định nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài.

5. Bản sao có chứng thực hộ chiếu còn giá trị theo quy định của pháp luật.

6. Giấy chứng nhận sức khỏe hoặc giấy khám sức khỏe theo quy định tại khoản 2 Điều 9 Nghị định này.

7. Một trong các giấy tờ quy định tại khoản 8 Điều 9 Nghị định này chứng minh người lao động nước ngoài tiếp tục làm việc cho người sử dụng lao động theo nội dung giấy phép lao động đã được cấp.

8. Giấy tờ quy định tại các khoản 3, 4, 6 và 7 Điều này là 01 bản gốc hoặc bản sao có chứng thực, nếu của nước ngoài thì phải hợp pháp hóa lãnh sự và phải dịch ra tiếng Việt trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước ngoài liên quan đều là thành viên hoặc theo nguyên tắc có đi có lại hoặc theo quy định của pháp luật.”

Quy định về hồ sơ gia hạn giấy phép lao động được sửa đổi, bổ sung theo khoản 8 Điều 2 Nghị định 70/2023/NĐ-CP như sau

8. Sửa đổi, bổ sung khoản 7 Điều 17 như sau:

“Một trong các giấy tờ quy định tại khoản 8 Điều 9 Nghị định này chứng minh người lao động nước ngoài tiếp tục làm việc cho người sử dụng lao động theo nội dung giấy phép lao động đã được cấp trừ trường hợp người lao động nước ngoài làm việc theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 2 Nghị định này.”.

Quy định như trên nhưng thực tế thực hiện công việc doanh nghiệp sẽ phải chuẩn bị thêm hồ sơ liên quan đến thủ tục xin chấp thuận của Sở LĐTBXH cho phép tiếp tục sử dụng vị trí lao động là người nước ngoài. Vướng mắc thường đến từ hồ sơ khai không đồng nhất thông tin với hồ sơ trước đây đã xin châp thuận. Các vướng mắc khác về hồ sơ gia hạn giấy phép lao động thì mỗi trường hợp đơn lẻ lại có những khó khăn khác nhau.

Vì vậy, nếu Quý khách hàng đang gặp vướng mắc cần hỗ trợ hãy liên hệ với Luật Trí Nam để đươc tư vấn. Trường hợp không còn đủ thời gian thực hiện thủ tục gia hạn giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài chúng tôi sẽ hướng dẫn đơn vị chuyển sang xin cấp giấy phép lao động mới để đảm bảo không bị gián đoạn thời gian làm việc và lưu trú của người nước ngoài tại Việt Nam.

Quy trình dịch vụ gia hạn giấy phép lao động tại Luật Trí Nam

1. Quý khách hàng liên hệ dịch vụ được chúng tôi tư vấn chi tiết thời gian thực hiện, chi phí trọn gói dự tính và danh sách tài liệu cần có để thực hiện thủ tục gia hạn giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài.

2. Dịch vụ sau khi xác lập được Luật Trí Nam triển khai nhanh gọn đảm bảo đã triển khai là thành công.

3. Giấy phép lao động sau khi được gia hạn được Luật Trí Nam bàn giao cho khách hàng cùng hướng dẫn giải đáp, tư vấn các vấn đề về gia hạn visa, tạm trú, … mà khách hàng đang quan tâm để đảm bảo Doanh nghiệp luôn chấp hành đúng quy định về quản lý người lao động nước ngoài tại Việt Nam.

Công ty Luật Trí Nam rất mong được hợp tác với quý khách hàng trong thời gian tới.

Tham khảo: Dịch vụ làm giấy phép lao động trọn gói

Nơi cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài tại Việt Nam

Đối với nhiều nước ngoài mới đến Việt Nam sinh sống và làm việc có lẽ câu hỏi xin cấp Giấy phép lao động cho người nước ngoài ở đâu? luôn thường trực trong đầu. Hôm nay Visa247.com.vn sẽ giúp các bạn trả lời câu hỏi đó.

Tại Việt Nam cơ quan tiếp nhận và giải quyết hồ sơ xin cấp Giấy phép lao động cho người nước ngoài chính là Sở Lao động, Thương binh và Xã hội.

Cá nhân chuẩn bị hồ sơ và nộp tại Sở LĐTBXH nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

Visa247.com.vn chúng tôi là đơn vị cung cấp dịch vụ xin giấy phép lao động cho người nước ngoài hàng đầu tại Việt Nam.

Trên giấy phép lao động ghi những gì?

Họ tên của người lao động nước ngoài (LĐNN)

Thời hạn giấy phép: tối đa 2 năm

Kích thước giấy phép: giống như tờ A4

Điều kiện gia hạn giấy phép lao động

Hồ sơ gia hạn giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài được chấp nhận khi đáp ứng quy định tại Điều 16 nghị định 152/2020/NĐ-CP

“Điều 16. Điều kiện được gia hạn giấy phép lao động

1. Giấy phép lao động đã được cấp còn thời hạn ít nhất 05 ngày nhưng không quá 45 ngày.

2. Được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài quy định tại Điều 4 hoặc Điều 5 Nghị định này.

3. Giấy tờ chứng minh người lao động nước ngoài tiếp tục làm việc cho người sử dụng lao động theo nội dung giấy phép lao động đã được cấp.”

Điều kiện này được bổ sung thêm theo khoản 2 Điều 2 nghị định 70/2023/NĐ-CP sửa đổi Điều 4 nghị định 152/2020/NĐ-CP yêu cầu đơn vị sử dụng lao động nước ngoài phải thực hiện việc đăng tuyển dụng lao động và chỉ được chấp thuận tiếp tục sử dụng lao động nước ngoài khi không tìm được ứng viên lao động phù hợp

“Điều 4. Sử dụng người lao động nước ngoài

1. Xác định nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài

a) Trước ít nhất 15 ngày kể từ ngày dự kiến sử dụng người lao động nước ngoài, người sử dụng lao động (trừ nhà thầu) có trách nhiệm xác định nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài đối với từng vị trí công việc mà người lao động Việt Nam chưa đáp ứng được và báo cáo giải trình với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi người lao động nước ngoài dự kiến làm việc theo Mẫu số 01/PLI Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.

Trong quá trình thực hiện nếu thay đổi nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài về vị trí, chức danh công việc, hình thức làm việc, số lượng, địa điểm thì người sử dụng lao động phải báo cáo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội theo Mẫu số 02/PLI Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này trước ít nhất 15 ngày kể từ ngày dự kiến sử dụng người lao động nước ngoài.”