TPO - Theo quan niệm dân gian, mùng 1 Tết là ngày đầu tiên trong năm mới nếu phạm phải những điều kiêng kị sẽ khiến cả năm xui xẻo, mọi việc không được hanh thông.

Lịch nghỉ tết Nguyên đán 2024 của học sinh các tỉnh thành?

Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2024 của học sinh có sự khác nhau giữa các tỉnh, thành phố.

Tính đến thời điểm hiện tại đã có nhiều tỉnh, thành phố công bố lịch nghỉ Tết Âm lịch Giáp Thìn 2024. Bên cạnh đó, trong khung kế hoạch thời gian năm học 2023 - 2024 với học sinh các cấp, nhiều địa phương có nội dung về lịch nghỉ Tết 2024.Một số lịch nghỉ Tết Nguyên Đán 2024 của học sinh một số địa phương tham khảo tại Cổng Thông tin điện tử Chính phủ như sau:

Tại Hà Tĩnh, đối với học sinh, nghỉ Tết Nguyên đán 2024 bắt đầu từ ngày 06.02.2024 (ngày 27 tháng Chạp năm Quý Mão) đến hết ngày 18.02.2024 (ngày 09 tháng Giêng năm Giáp Thìn).

Tại Đồng Tháp, các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, giáo dục thường xuyên nghỉ tết từ ngày 8/2/2024 (ngày 29 tháng Chạp năm Quý Mão) đến hết ngày 14/2/2024 (ngày mùng 5 tháng Giêng năm Giáp Thìn).

Tại Lào Cai: Lịch nghỉ tết Nguyên đán kéo dài từ ngày 3/2/2024 đến hết ngày 18/2/2024.

Tại TP. HCM theo Quyết định 3260/QĐ-UBND ngày 05/8/2023 thì lịch nghỉ Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 của học sinh bắt đầu từ ngày 05/02/2024 (26 tháng Chạp Âm lịch) đến hết ngày 18/02/2024 (Mùng 9 tháng Giêng Âm lịch).

- Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của Law Net Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:[email protected]

- Nội dung bài viết chỉ mang tính chất tham khảo;

- Bài viết có thể được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau;

- Điều khoản được áp dụng có thể đã hết hiệu lực tại thời điểm bạn đang đọc;

- Mọi ý kiến thắc mắc về bản quyền của bài viết vui lòng liên hệ qua địa chỉ mail [email protected];

Sáng nay mùng 1 Tết (10.2), cụ ông Ngô Trọng Thanh (73 tuổi) cùng con cháu ra đình, chùa làng Hoàng Mai (Thanh Xuân, Hà Nội) từ lúc chưa tới 8 giờ sáng. Dù còn khá sớm, gia đình ông không phải người đầu tiên tới đây.

Khi ông Thanh tới nơi, khoảng chục cụ cao niên trong làng đã mặc áo the, khăn xếp để đọc bài khấn cầu xin an lành cho làng nước. “Chiêng nghe vang quá”, tiếng một cụ ông nói vọng từ gian ngoài vào trong - nơi những tiếng chiêng đầu tiên đang được thỉnh. Năm nay, làng mới đúc Đại Hồng Chung và cũng có thêm chiêng mới.

Chùa làng Hoàng Mai ấm cúng, vắng người sáng mùng 1 Tết - Ảnh: Trinh Nguyễn

Cạnh đình Hoàng Mai là chùa Hoàng Mai, còn có tên khác là Nga Mi - vốn được nhiều nhà buôn “tín”. Ngày rằm, mùng 1 hằng tháng, dân buôn kéo đến tấp nập. Tuy nhiên, sáng mùng 1 Tết những người lễ xin lộc làm ăn kiểu đó hầu như không có. Bãi xe trước cổng đình bên cạnh chùa chỉ hơn chục chiếc xe máy. Trên ban thờ, tiền đặt lễ không nhiều và đều mang mệnh giá nhỏ.

“Khách đi lễ chủ yếu chỉ là người trong làng, đi bộ ra chùa. Vài cụ đi xe đạp tới”, ông Thanh cho biết. Đã 14 đời sinh sống ở làng, ông Thanh giữ thói quen lễ chùa mùng 1 tết từ nhỏ. Thói quen này chỉ bị đứt đoạn trong chiến tranh và thời gian ông đi công tác nước ngoài. Ông cùng nhiều người già đi lễ trong làng Hoàng Mai phần lớn đều quen biết nhau.

“Phần lớn các làng cổ Hà Nội vẫn giữ được đình, chùa. Có thể thấy rõ nhất thói quen đi lễ ngày mùng 1 Tết như một tục lệ thanh tao, ít nhuốm màu mặc cả với thần linh. Có những người quanh năm chỉ lễ ở nhà, nhưng tới mùng 1 Tết là ra chùa làng”, giáo sư Ngô Đức Thịnh nói.

Việc lễ Phật tại các chùa làng, theo ông Thịnh tuy vẫn mang màu sắc Phật giáo nhưng mang đậm tính cộng đồng hơn. Khi đi lễ tại đây, người làng hướng tới sự gắn kết trong chính cộng đồng làng mình.

Em bé cưỡi ngựa đá ở đình làng. Những hình ảnh này sẽ đi vào ký ức của bé - Ảnh: Trinh Nguyễn

Vì thế, theo giáo sư Thịnh, so với những chùa lớn, tính chất các cuộc hành lễ ở chùa làng rất khác, nhất là về quy mô. Những cuộc hành lễ ở đây thường nhỏ hơn, do những người quen biết lâu năm thực hành. Điều này không giống với các chùa lớn, người ta không thể biết hết nhau và chỉ chú tâm vào việc thực hành tôn giáo của mình là chính. Việc tìm hiểu kinh kệ, giáo lý của người đi lễ chùa làng cũng không được đặt cao như ở chùa lớn. Tuy nhiên, cảm giác gần gũi, thân thuộc của chùa làng lại nổi trội hẳn so với chùa lớn.

Là một người làng Hoàng Mai, tiến sĩ Vũ Thế Long, Tổng Thư ký Hội ẩm thực cũng đồng tình với điều này. Nhà nghiên cứu người Hà Nội gốc này cho biết, sự yên tĩnh là điều trong năm Hà Nội thiếu thốn.

“Kín đáo, tế nhị là nét văn hóa Hà Nội mà tôi cảm nhận từ bố mẹ và những thế hệ trước trong gia đình”, ông Long nói. Sự tế nhị này theo ông thể hiện qua vật phẩm cúng lễ tinh tế mà không chạy theo số lượng. Nhiều năm xa làng, ông Long vẫn đáo qua lại đây, để thấy sự kín đáo, ấm cúng của quê cha đất tổ.

Chùa nổi tiếng thường đông nghịt người vào mùng 1 Tết - Ảnh: Ngọc Thắng

Tại các đền, chùa có tiếng tại Hà Nội như chùa Phúc Khánh, chùa Quán Sứ, đền Ngọc Sơn, phủ Tây Hồ… ngay từ sáng mùng 1 Tết, người đi lễ đã khá đông. Tuy nhiên, số người đi lễ này không đông bằng lúc giao thừa. Có những điểm lễ, nhiều người dân còn phải đứng ngoài bái vọng.

Số lượng chùa ở Hà Nội không nhỏ, song hiện nay nhiều chùa làng đã thay đổi quy mô do người dân khắp nơi về tế lễ quá đông.

“Giữ được chùa làng là một may mắn. Đi lễ chùa làng ngày tết là hạnh phúc được sống chậm, sống chung trong cộng đồng nhỏ nhiều người thân thuộc”, giáo sư Thịnh chia sẻ.

Tết Nguyên đán 2024 vào ngày nào tháng 2 dương lịch? Âm lịch tháng 2 năm 2024? Còn mấy ngày nữa là Mùng 1 Tết?

Tết Nguyên Đán (hay còn gọi là Tết Cả, Tết Ta, Tết Âm lịch, Tết Cổ truyền, Tết năm mới hay chỉ đơn giản: Tết) là dịp lễ quan trọng nhất trong văn hóa của người Việt Nam.

Tết Nguyên Đán thường diễn ra mỗi độ tháng 1 hoặc tháng 2 hằng năm.

Theo lịch vạn niên, Tết Nguyên Đán 2024 vào các ngày dương lịch tháng 2 sau:

- Giao thừa: vào thứ sáu ngày 09/02/2024 dương lịch;

- Mùng 1 Tết: vào thứ bảy ngày 10/02/2024 dương lịch;

- Mùng 2 Tết: vào Chủ nhật ngày 11/02/2024 dương lịch;

- Mùng 3 Tết: vào thứ hai ngày 12/02/2024 dương lịch;

- Mùng 4 Tết: vào thứ ba ngày 13/02/2024 dương lịch;

- Mùng 5 Tết: vào thứ tư ngày 14/02/2024 dương lịch.

- Mùng 6 Tết: vào thứ năm ngày 15/02/2024 dương lịch.

- Mùng 7 Tết: vào thứ sáu ngày 16/02/2024 dương lịch.

- Mùng 8 Tết: vào thứ bảy ngày 17/02/2024 dương lịch.

Theo đó, Mùng 1 Tết âm lịch 2024 rơi vào Thứ bảy ngày 10/02/2024 dương lịch.

Hôm nay là ngày 16/01/2024, do đó còn 24 ngày nữa là đến Mùng 1 Tết Âm lịch 2024.

Tết Nguyên đán 2024 vào ngày nào tháng 2 dương lịch? Âm lịch tháng 2 năm 2024? Còn mấy ngày nữa là Mùng 1 Tết? (Hình từ Internet)

Cán bộ, công chức nghỉ Tết Nguyên đán 2024 đi làm lại khi nào?

Căn cứ theo Thông báo 5015/TB-LĐTBXH năm 2023 thì cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của các cơ quan hành chính, sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội (sau đây gọi tắt là công chức, viên chức) được nghỉ tết Âm lịch năm 2024 từ:

Thứ Năm ngày 08/02/2024 Dương lịch (tức ngày 29 tháng Chạp năm Quý Mão) đến hết thứ Tư ngày 14/02/2024 Dương lịch (tức ngày mùng 5 tháng Giêng năm Giáp Thìn).

Như vậy, căn cứ theo lịch nghỉ Tết Âm lịch 2024 thì công chức, viên chức được nghỉ Tết Âm lịch 2024 đến hết Thứ Tư ngày 14/02/2024 Dương lịch (tức ngày mùng 5 tháng Giêng năm Giáp Thìn). Do đó, công chức, viên chức sẽ đi làm lại vào Thứ Năm ngày 15/02/2024 Dương lịch (tức ngày mùng 6 tháng Giêng năm Giáp Thìn).