Xin hỏi pháp chế là gì và nghề pháp chế và nhiệm vụ của phòng pháp chế được quy định như thế nào? – Trúc Linh (TPHCM)

Về kiến thức và chuyên môn về pháp lý

Muốn trở thành một chuyên viên pháp chế chuyên nghiệp thì yêu cầu đầu tiên đó là bạn cần tốt nghiệp khoa Luật tại các trường Đại học Luật, Học Viện tư pháp, Đại học thương mại…. phải có nền tảng kiến thức, chuyên môn vững chắc về các điều lệ, quy định của luật pháp Việt Nam.

Các kiến thức chuyên môn trong các lĩnh vực pháp lý cụ thể như luật doanh nghiệp, luật thương mại, luật sở hữu trí tuệ…. Có trình độ pháp luật bạn sẽ dễ dàng tư vấn, áp dụng vào thực tế, có thể đưa ra lời khuyên chính xác và điều hướng các vấn đề pháp lý trở nên đơn giản hóa, tránh phức tạp gây ảnh hưởng xấu tới chủ thể.

Lợi ích khi làm pháp chế là gì?

Pháp chế là một nghề liên quan đến pháp luật nên nhiều bạn sinh viên lựa chọn công việc pháp chế là công việc mơ ước của các bạn sau khi ra trường. Lợi ích khi làm pháp chế doanh nghiệp đó là:

– Được tiếp cận pháp luật một cách trực tiếp, bạn giải quyết các vấn đề pháp lý của doanh nghiệp đều dựa trên cơ sở pháp luật. Vì vậy, bạn được áp dụng luật để giải quyết vấn đề thực tiễn;

– Có cơ hội thăng tiến trong công việc. Pháp chế doanh nghiệp có rất nhiều vị trí để bạn thăng tiến, khi bạn chưa có nhiều kinh nghiệm thì bạn là nhân viên pháp chế nhưng khi bạn đã có nhiều kinh nghiệm và được công ty tin cậy thì bạn có thể trở thành giám đốc pháp chế, người lãnh đạo trong công ty,…Từ đó, con đường tương lai của bạn rộng mở, tiền đồ tươi sáng.

– Môi trường làm việc tại các doanh nghiệp lớn, các tập đoàn bạn sẽ học hỏi được rất nhiều kinh nghiệm, kỹ năng từ những người đồng nghiệp có thể là những người nước ngoài, người có nhiều kinh nghiệm trong nghề. Môi trường làm việc chuyên nghiệp, nghiêm túc.

– Pháp chế cũng làm những công việc như một luật sư. Khi bạn làm cho một doanh nghiệp càng lớn thì công việc này càng nhiều. Bởi doanh nghiệp lớn thì các hợp đồng mua bán, giao dịch nhiều, khả năng xảy ra tranh chấp, kiện tụng càng cao. Chính vì vậy những công việc của một Luật sư như nghiên cứu hồ sơ, soạn đơn khởi kiện, lên phương án bảo vệ quyền lợi… Pháp chế thường được tiếp cận và động tay vào làm trực tiếp. Chính vì vậy, với vị trí pháp chế nếu bạn trang bị cho minh kỹ năng, kiến thức và thẻ hành nghề Luật sư thì vô cùng lợi thế cho chính bạn cũng như lợi thế cho công ty bạn làm.

– Làm pháp chế không chỉ dừng lại ở việc review hợp đồng, soạn hợp đồng, tranh tụng tại tòa… mà nhiều nơi công ty còn phân công cho pháp chế kiêm luôn những công việc đối ngoại như đi giao tiếp với khách hàng, giao tiếp với các cơ quan nhà nước để thuận tiện trong công việc. Từ đó, bạn nâng cao được các môi quan hệ, kinh nghiệm và học hỏi được nhiều điều hơn.

Tư vấn các vấn đề liên quan đến pháp luật cho chủ thể

Chuyên viên pháp chế có nhiệm vụ hướng dẫn chuyên môn và tư vấn các vấn đề pháp lý cho chủ thể có thể là lãnh đạo trong nội bộ doanh nghiệp, khách hàng hoặc các bên liên quan.

Chuyên viên pháp chế sẽ phân tích những rủi ro pháp lý, xem xét hợp đồng để đảm bảo tuân thủ đúng các điều luật, quy định theo luật pháp hiện hành, đưa ra những tư vấn pháp lý phù hợp, hỗ trợ các cá nhân và tổ chức đưa ra quyết định đúng đắn, giảm thiểu khả năng vi phạm pháp luật.

Mức lương của chuyên viên pháp chế ra sao?

Nền kinh tế Việt Nam đang phát triển mạnh, đi kèm là những quy phạm pháp luật ngày càng nhiều để phù hợp với sự phát triển đó. Đây là cơ hội lớn mở ra cho những người học và làm nghề chuyên viên pháp chế.

Hiện nay, vị trí chuyên viên pháp chế có ở các cơ quan chính phủ, các tổ chức nhà nước, tổ chức quốc tế, các công ty luật và các doanh nghiệp trong và nước ngoài. Với mức lương thưởng hấp dẫn trung bình từ 8-20 triệu đồng/tháng, việc làm ngành chuyên viên pháp chế đang thu hút được nhiều sự quan tâm của những học sinh, sinh viên.

Đến đây, chắc chắn bạn đọc đã hiểu hơn về chuyên viên pháp chế là gì, kỹ năng và cơ hội việc làm như thế nào. Nếu có nhu cầu tìm việc làm ngành chuyên viên pháp chế, bạn hãy truy cập website Careerlink.vn để tham khảo và chọn ra nơi ứng tuyển phù hợp với khả năng của mình nhé.

Có rất nhiều bạn sinh viên, người mới đi làm có nhu cầu muốn theo đổi nghề pháp chế doanh nghiệp. Tuy nhiên, phần lớn trong họ lại chưa thể hiểu hay có cái nhìn tổng quan về pháp chế doanh nghiệp. Vì vậy trong bài viết này chúng tôi sẽ cho các bạn cái nhìn tổng quan rõ hơn về pháp chế doanh nghiệp, để giúp các bạn có định hướng rõ hơn về công việc này.

Pháp: là luật, là quy tắc, quy định

Chế: bao hàm nghĩa là “tạo ra” và nghĩa là “điều tiết, kiểm soát”

Pháp chế là gì ? Vai trò của pháp chế đối với doanh nghiệp

Như vậy, vị trí Pháp chế Doanh nghiệp là vị trí có vai trò tạo ra các quy tắc, quy định trong nội bộ Doanh nghiệp, cũng như điều tiết, kiểm soát hoạt động của Doanh nghiệp tuân thủ theo Luật, bao gồm Luật bên ngoài (Các văn bản pháp quy do nhà nước ban hành quản lý hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và các văn bản quy định), và cả các quy chế nội bộ do Doanh nghiệp ban hành để quản lý hoạt động nội bộ nhằm đảm bảo cho doanh nghiệp hoạt động hợp pháp và loại trừ các rủi ro pháp lý trong kinh doanh.

Về các kỹ năng cần thiết của các chuyên viên pháp lý

Bên cạnh kiến thức, trình độ chuyên môn thì các chuyên viên pháp lý cần phải có các kỹ năng sau:

Có tính cẩn thận, tác phong chuyên nghiệp

Điều kiện quan trọng của những người làm chuyên viên pháp chế đó là có đức tính cẩn thận, làm việc theo nguyên tắc. Bởi công việc này có liên quan và ảnh hưởng trực tiếp đến sự nghiệp, quyền lợi của doanh nghiệp, tổ chức nên chỉ cần một sai sót nhỏ sẽ gây ra thiệt hại rất lớn về kinh tế hoặc nặng hơn có thể bị vi phạm pháp luật.

Bên cạnh đó, người làm chuyên viên pháp chế cũng cần phải có tác phong chuyên nghiệp, năng động, linh hoạt để xử lý mọi tình huống xảy ra.

Có kỹ năng làm việc độc lập, làm việc nhóm

Kỹ năng đầu tiên mà chuyên viên pháp lý cần có đó là làm việc độc lập, kỹ năng nhóm. Bởi trong công việc có những phần bạn cần phải làm riêng lẻ, sau đó có thể kết hợp với team để tạo ra kết quả chung. Do đó, nếu muốn làm chuyên viên pháp lý thì bạn phải có được hai kỹ năng này.

Kỹ năng nói và viết cũng là hai điều kiện quan trọng nếu muốn trở thành chuyên viên pháp chế. Với kỹ năng nói, yêu cầu ứng viên nói ngắn gọn, súc tích, phát âm rõ ràng, mạch lạc, lưu loát. Cách ứng xử thông minh và phản xạ nhanh nhẹn.

Còn với kỹ năng viết yêu cầu ứng viên biết cách soạn thảo văn bản, sử dụng ngôn từ chuyên ngành pháp lý, văn phong chặt chẽ.

Do đặc trưng của nghề chuyên viên pháp chế là đàm phán và giải quyết các tranh chấp giữa các bên. Vậy nên, yêu cầu của những ứng viên ngành này cần có kỹ năng đàm phán và thuyết phục để đảm bảo được quyền và lợi ích của khách hàng.

Nghiên cứu các quy định pháp lý

Để tránh xảy ra những vi phạm liên quan đến pháp luật thì những chuyên viên pháp lý phải thường xuyên nghiên cứu, cập nhật những quy định, quy chế mới của nhà nước. Khi nghiên cứu chuyên sâu, chuyên viên pháp chế sẽ hiểu và nắm chắc những quy định liên quan tới lĩnh vực, ngành nghề mình đang phụ trách để hỗ trợ pháp lý lãnh đạo, cấp trên khi cần thiết.