Stt Luôn Là Chính Mình
Tự hào được thực hiện bằng ♥ ở Ba Lan
HIỂU VĂN HÓA ĐỂ HIỂU CHÍNH MÌNH
“Những ngày giãn cách xã hội, tôi sống một mình với rất nhiều thời gian để nghĩ về bản thể của mình. Và trong chính sự băn khoăn với những câu hỏi dành cho bản thân đó, tôi đã có cơ hội để kết nối với những người trẻ qua một ứng dụng cho phép lập ra những phòng trò chuyện chỉ có âm thanh, không có hình ảnh. Tôi nhận ra, dù là bất kỳ ai, mong mỏi biết được về chính mình luôn là điều hiện hữu”. Dung hồi tưởng lại lý do khiến cô bắt đầu hành trình mới của mình.
Phòng trò chuyện của cô ban đầu là để giúp mọi người giải thích ý nghĩa cái tên của họ và khuyến khích họ tự xác định và khẳng định bản thể. “Ví dụ như tên tôi là Mỹ Dung, được gia đình đặt cho với mong muốn tôi sẽ có một nhan sắc xinh đẹp. Nhưng sau này, lớn lên, tôi cảm thấy chữ Dung ấy không nhất thiết phải chỉ nhan sắc bên ngoài, mà nên được hiểu là sự bao dung, tha thứ”. Những chia sẻ vui vẻ này, không chỉ giúp Mỹ Dung thấy rằng kiến thức Hán Nôm của cô không hẳn là phí hoài, mà còn cho cô một thức nhận lớn lao hơn. Cô thấy rằng chúng ta có thể sinh ra và lớn lên trong những hoàn cảnh khác nhau, có những khát vọng khác nhau và những thử thách khác nhau, nhưng trước hết, chúng ta vẫn là người Việt. Được biết về văn hóa Việt, được tự hào về thế giới văn hóa đã nuôi dưỡng gia đình và bản thân mình là nhu cầu tự nhiên của con người, dù không phải ai cũng nhận ra hay để ý tới điều đó. Hiểu rõ rằng chữ Hán không chỉ khó, mà còn là văn hóa ngoại nhập, Dung đồng thời cũng nỗ lực giới thiệu văn hóa dân gian đến với người trẻ.
Từ xuất bản, cô bắt đầu thử những phương thức truyền thông khác để giúp người trẻ có thêm cơ hội học về văn hóa Việt Nam thông qua dự án Vacine Văn Hóa. Cô và đồng sự của mình để khán giả tự tìm kiếm những đề tài họ muốn tìm hiểu, sau đó thực hiện những cuộc trò chuyện để họ thấy văn hóa là một quá trình tiếp biến, là sự biến đổi liên tục để có thể thích ứng với thay đổi xã hội, để họ có thể nhìn ra được căn nguyên lý do của những hoạt động văn hóa truyền thống vẫn được duy trì đến tận ngày nay của người Việt. Và cũng bất ngờ thay, những hoạt động vì cộng động này lại giúp Mỹ Dung nhận ra chính mình: “Hóa ra, tôi đã vốn luôn lưu tâm đến những điều này từ ngay buổi đầu sự nghiệp của mình. Các cuốn sách tranh tôi viết cho trẻ em luôn lấy bối cảnh đồng quê, và khi làm việc với họa sĩ minh họa, tôi luôn nhờ họ vẽ nhân vật mặc trang phục truyền thống. Có lẽ, đó chính là căn tính Việt Nam trong tôi, dù chính tôi không nhận ra”.
Sự thấu hiểu về chính mình lại tiếp tục cho Mỹ Dung động lực để sáng tạo và đóng góp. Cô chỉ ra rằng thị trường sách cho trẻ em ở Việt Nam có quá nhiều sách dịch và trao quá ít cơ hội cho tác giả và họa sĩ minh họa Việt Nam. Cô đang phát triển một dòng sách tâm lý cho trẻ em để không chỉ trẻ em mà cả phụ huynh cũng có cơ hội hiểu các trạng thái cảm xúc của trẻ nhỏ, và học cách chấp nhận mọi cảm xúc, dù đó là tích cực hay tiêu cực. Dòng sách này có thể trải dài từ những cảm xúc đơn giản đến những chứng rối loạn tâm lý và những hướng giải quyết phù hợp. Một dòng sách khác cũng nằm trong kế hoạch của cô là dòng sách sức khỏe thường thức, nhắm đến việc chăm sóc cơ thể hàng ngày từ thiếu nhi đến người cao tuổi. Bên cạnh đó, nỗ lực để lưu giữ và nâng cao hiểu biết về văn hóa dân gian Việt Nam của cô vẫn sẽ được tiếp tục với một BST sách kể lại các câu chuyện thần thoại dựa trên nghiên cứu kỹ lưỡng và minh họa chính xác.
Dung hiểu rõ cô có tham vọng đóng góp lớn, và không thể làm được mọi thứ một mình. “Tôi may mắn luôn có những người giỏi giang đồng hành cùng mình. Tôi biết ơn họ, biết ơn cuộc sống của mình. Và đó là điều góp phần mang lại cho tôi sự hạnh phúc”.
Offenbar hast du diese Funktion zu schnell genutzt. Du wurdest vorübergehend von der Nutzung dieser Funktion blockiert.
Wenn dies deiner Meinung nach nicht gegen unsere Gemeinschaftsstandards verstößt,
Chùa hoành tráng, lớn lao cỡ nào cũng sẽ lạnh lẽo khi trong lòng mình không có chánh niệm.
Tết rồi, về quê, tôi có ghé chùa làng - nơi mình đã đi và gắn cả tuổi thơ ở đó. Chùa vẫn như xưa, với nét mộc mạc, bình yên.
Phật tử tới chùa: người già có, trẻ nhỏ có và cả thanh thiếu niên trong màu áo lam hiền hòa, học đạo, sống đời nhẹ nhàng vì hiểu nhân quả. Thầy trụ trì kể, ngoài khóa lễ tụng kinh hằng đêm, các ngày lễ vía Phật, Bồ tát, ngày rằm, mùng một và lễ lớn như Phật đản, Vu lan, thì chiều chủ nhật nào sân chùa cũng có mấy chục em thanh thiếu niên về sinh hoạt gia đình Phật tử, tạo nên sinh khí cho ngôi chùa.
Thầy chỉ ra khoảng sân rộng và nói: "Các em sinh hoạt ở đó, ngoài học hát, tập kỹ năng, thì còn được giáo dưỡng về đạo đức Phật giáo với nếp sống chủ đạo: biết làm lành, lánh dữ". Thầy khẳng định, khi đạo đức thấm vào trong nếp nghĩ, nếp sống thì con người sẽ ngăn được cám dỗ, có thể đứng vững trước khó khăn vì hiểu, đó cũng là cách kiến tạo cuộc sống tốt đẹp.
Tôi nói về hàng rào chùa đã hơi cũ, chánh điện đã mấy mươi năm. Nằm khiêm tốn giữa bao sự đổi thay của quê hương, chùa vẫn không khác mấy. Thầy từ tốn: "Ngôi chùa là địa chỉ văn hóa - tâm linh, gắn bó với đời sống người dân bao đời. Chùa cần thích nghi với thời đại, hiểu cuộc sống hiện đại để hướng dẫn con người phù hợp nhưng không tách rời giá trị cơ bản là sự giản dị, gần gũi. Người tu cũng vậy, dù xã hội hiện đại mấy cũng giữ nếp sống thanh bần. Còn ngôi chùa thì cần sự thanh tịnh, trang nghiêm dù là chùa mới hay cũ, to hay nhỏ...".
Tôi tâm đắc điều thầy nói. Quả thực, ngôi chùa từ bao đời như một trường học về đạo đức - nền tảng làm người tử tế, biết sợ điều xấu mà không làm, biết quý điều tốt mà nỗ lực. Nên chùa dù to hay nhỏ thì cũng phải mang chất liệu đó để người đến tìm cách soi lại chính mình.
Một nơi khác, không phải là chùa mà là một thất nhỏ nằm giữa xóm làng bình yên ở Nông Sơn (Quảng Nam), sư cô Tịnh Hòa về ở đó được mười năm.
Ngày ngày cô đọc kinh, hành thiền và cầu nguyện cho thế giới hòa bình, nhân dân an lạc. Phật tử đến thất cô để tĩnh tâm trước lao xao cuộc sống. Điều đặc biệt, thất không có một thùng phước sương nào. Tôi hỏi: "Sao cô không đi nhận chùa? Sao ở thất không có thùng phước sương hay hòm công đức?". Cô vui vẻ chia sẻ: "Đó là hạnh nguyện của cô, mỗi người tu đều có hạnh nguyện: người muốn hành đạo với quần chúng đông, người thích lui về ở ẩn, một mình tu sửa bản thân. Hạnh nguyện nào cũng tốt".
Còn việc không có thùng phước sương, theo cô, vì cô chỉ cần ăn hai bữa, trong vườn tự trồng rau, cô có vạt ruộng nhỏ, vậy đủ rồi... Cái đủ của người tu nghe nhẹ hều, thương và quý. Như cô nói, mỗi người một hạnh, không có đúng sai, chỉ có phù hợp, nhưng quan trọng nhất là không sai lạc giới luật Phật dạy, có làm gì cũng đừng đánh mất. Ở mỗi cổng chùa (Tam quan), bên phải, bên trái - hai cổng phụ đều có hai chữ "Từ bi" và "Trí tuệ". Đó là hai điều mà mỗi người đến chùa (cư sĩ tại gia) và cả người phát tâm ở luôn trong chùa (xuất gia) cần phải thực tập để đạt được trong đời sống thường ngày.
Chính vì vậy, có lần Hòa thượng Thích Trí Quảng, Đệ nhất Phó Pháp chủ kiêm Giám luật Hội đồng Chứng minh Giáo hội Phật giáo Việt Nam nhắc Phật tử rằng: "Nếu các vị nhớ, cả Trái Đất này là một ngôi chùa thì ngồi ở đâu, làm việc gì quý vị cũng đều khép mình lại, tu (sửa) tự thân để chuyển hóa tham - sân - si, trở nên nhẹ nhàng. Đó là quý vị đã chính thức bước vào ngôi chùa tâm linh, không còn kẹt ở ngôi chùa vật chất mà mình đi hằng ngày, hằng tuần với tên chùa cụ thể nào đó". Theo Hòa thượng, trên bước đường tu sửa bản thân, cần nhất là vào ngôi chùa tâm linh, không phải ở chỗ chùa vật chất.
Đức Hòa thượng cũng đã phân biệt "ngôi chùa tâm linh" chính là khi nếp sống thiện lành của Phật giáo thấm đẫm trong mỗi người; còn "ngôi chùa vật chất" là địa chỉ cụ thể được xây dựng bằng bê - tông để con người lấy đó làm "chốn về", làm "phương tiện" nhằm bước vào "ngôi chùa tâm linh".
Tôi nghe và thấm. Ngôi chùa vật chất cần có trong đời sống văn hóa - tâm linh của con người, để mỗi ngày chủ nhật các em thanh thiếu niên về học kỹ năng. Mỗi rằm, mùng một hay tối tối Phật tử tụ về đọc kinh trong tiếng chuông mõ yên bình, thanh thoát. Tôi tin, việc dựng lên một ngôi chùa để đáp ứng nhu cầu tâm linh của người dân là chính đáng và cần thiết, góp phần tạo ra văn hóa đẹp của con người, định hình nếp sống của một cộng đồng.
Thường, một ngôi chùa được dựng xây từ tín tâm của người con Phật: mỗi người góp một ít, có nhiều làm nhiều, người dân, thiện tín cảm thấy ngôi chùa là công trình tập thể mà mỗi viên gạch không chỉ quy đổi bằng tiền mà còn gửi gắm niềm tin, sự chung sức, chung lòng. Ngôi chùa làng ở quê tôi được gom góp như vậy nên trở thành "tài sản chung", vừa mang giá trị vật chất với các công trình được xây lên, vừa mang giá trị tinh thần với niềm tin của bao người thầm lặng. Mỗi lần về chùa tôi cảm nhận như về nhà, vì thấp thoáng đâu đó trong từng góc chùa có mồ hôi của những người Phật tử thân thuộc. Mẹ tôi, một Phật tử thuần thành vẫn thường nhắc: "Nhớ để dành chút đỉnh cúng dường xây chùa, phụ thầy lo Phật sự, làm từ thiện nghe".
Nghĩ về lời mẹ dặn, tôi gọi đó là góp gạch xây ngôi chùa tâm linh bên trong mình, bằng cách bỏ bớt tham - sân - si, thực tập sẻ chia, buông xả... Xây cho được ngôi chùa tâm linh mới quan trọng, nếu không thì dù dựng ngôi chùa vật chất có lớn cỡ nào thì nơi ấy cũng lạnh lẽo, phải vậy không?
Em lớn lên chỉ riêng mỗi bàn tay của Mẹ. Có những bạn may mắn sinh ra vốn đã được ở vạch đích hoặc ở trong sự an toàn của gia đình. Em thì hoàn toàn khác, cố gắng cố gắng mỗi ngày là điều em luôn nhắn nhủ với bản thân mình. Sau khi tốt nghiệp THPT, em đã làm việc ở một công ty gần 5 năm. Cuộc sống vẫn không thay đổi nhiều nên em đã quyết định nghỉ việc để chọn con đường này – Thực tập sinh Nhật Bản. Tuổi trẻ mà, phải dám bước ra, phải đối diện với khó khăn mới vươn mình được chứ.
Đến bây giờ em vẫn không tin được rằng em đã là Thực tập sinh và là nhân viên của công ty Nhật Bản. Mọi suy nghĩ trước khi bắt đầu với con đường mới thì thật sự với tất cả những điều em cảm nhận được về mình thì em nhận thấy rằng mình vẫn chưa là có một điểm nhấn hoàn hảo. Những bước đầu là một dấu chấm hỏi trên bức phông của cuộc sống. Và em đã cố gắng để dấu chấm hỏi ấy ngày một đậm nét hơn.
Em là một cô bé bình thường trên mọi phương diện, rụt rè, ngại giao tiếp, còn nhớ mỗi lần せんせい (cô giáo) kêu lên giới thiệu bản thân bằng tiếng Nhật là giật mình lo lắng. Những ngày đầu bước vào trường thì mọi thứ khác xa so với trí tưởng tượng của em. Ở Kaizen không những học được tiếng Nhật mà còn được học văn hóa người Nhật, học thể lực – rèn luyện sức khỏe. Và thứ đắt giá nhất mà Esuhai cho em cũng như các bạn là hạnh phúc là khi vượt lên chính bản thân mình. Hoá ra mọi chuyện chẳng có gì là tồi tệ hay không cả chỉ là cách nghĩ và cách nhìn của mình như thế nào mà thôi.
Thanh xuân của tuổi trẻ chỉ một lần đi qua, hãy bứt phá và làm điều mình muốn để thực hiện được ước mơ của chính mình. Thanh xuân là của mình, cuộc sống sau này là mình tự quyết định và chịu trách nhiệm và sống cùng nó nên đừng để hối hận bạn nhé!!!