Thành Lập Doanh Nghiệp Mới Cần Thủ Tục Gì
Căn cứ theo quy định tại Điều 188 Luật Doanh nghiệp năm 2020, doanh nghiệp tư nhân là do một cá nhân làm chủ và sẽ tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động trong doanh nghiệp của mình.
Hồ sơ thành lập doanh nghiệp gồm những giấy tờ gì?
Căn cứ Điều 21, 22 Luật doanh nghiệp năm 2020 thì hồ sơ thành lập doanh nghiệp loại hình: Công ty TNHH, công ty cổ phần sẽ cần chuẩn bị các tài liệu sau trong hồ sơ:
✔ Mẫu hồ sơ thành lập doanh nghiệp tải tại đâu chuẩn?
Trong danh sách tài liệu cần có trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp thì mẫu Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp sử dụng phụ lục I – 1, đến I – 4 của Nghị định 01/2021/NĐ-CP; Các danh sách cần dùng cũng được quy định chi tiết tại Phụ lục nghị định này.
✔ Mẫu hồ sơ thành lập công ty cổ phần có gì khác biệt?
Công ty cổ phần nếu có nhiều hơn 11 cổ đông, hoặc có cổ đông là tổ chức chiếm trên 50% tổng vốn điều lệ thì trong hồ sơ thành lập công ty cổ phần phải bao gồm nội dung liên quan đến: Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát. Cụ thể:
1. Hội đồng quản trị và số lượng thành viên hội đồng quản trị
Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định, thực hiện quyền và nghĩa vụ của công ty, trừ các quyền và nghĩa vụ thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. Căn cứ theo khoản 1 Điều 154 Luật doanh nghiệp 2020 thì “Hội đồng quản trị có từ 03 đến 11 thành viên. Điều lệ công ty quy định cụ thể số lượng thành viên Hội đồng quản trị”. Quy định này đòi hỏi khi thành lập công ty cổ phần có nhiều cổ đông quý vị sẽ phải cân nhắc đến việc số lượng người được tham gia hội đồng quản trị để điều hành công ty.
2. Ban kiểm soát và trường hợp bắt buộc phải lập ban kiểm soát
+ Theo quy định công ty cổ phần có trên 11 cổ đông phải lựa chọn một trong hai mô hình quản lý sau:
- Một là mô hình tổ chức quản lý gồm: Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.
- Hai là mô hình tổ chức quản lý gồm: Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Trường hợp này ít nhất 20% số thành viên Hội đồng quản trị phải là thành viên độc lập và có Ban kiểm toán nội bộ trực thuộc Hội đồng quản trị. Các thành viên độc lập thực hiện chức năng giám sát và tổ chức thực hiện kiểm soát đối với việc quản lý điều hành công ty.
+ Quy định về ban kiểm soát công ty cổ phần căn cứ theo Điều 168 Luật doanh nghiệp 2020
1. Ban kiểm soát có từ 03 đến 05 Kiểm soát viên. Nhiệm kỳ của Kiểm soát viên không quá 05 năm và có thể được bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế.
2. Trưởng Ban kiểm soát do Ban kiểm soát bầu trong số các Kiểm soát viên; việc bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm theo nguyên tắc đa số. Quyền và nghĩa vụ của Trưởng Ban kiểm soát do Điều lệ công ty quy định. Ban kiểm soát phải có hơn một nửa số Kiểm soát viên thường trú tại Việt Nam. Trưởng Ban kiểm soát phải có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc một trong các chuyên ngành kinh tế, tài chính, kế toán, kiểm toán, luật, quản trị kinh doanh hoặc chuyên ngành có liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định tiêu chuẩn khác cao hơn.
3. Trường hợp Kiểm soát viên có cùng thời điểm kết thúc nhiệm kỳ mà Kiểm soát viên nhiệm kỳ mới chưa được bầu thì Kiểm soát viên đã hết nhiệm kỳ vẫn tiếp tục thực hiện quyền và nghĩa vụ cho đến khi Kiểm soát viên nhiệm kỳ mới được bầu và nhận nhiệm vụ.”
Hướng dẫn soạn hồ sơ thành lập doanh nghiệp
✔ Chuẩn bị thông tin trước khi soạn thảo hồ sơ thành lập công ty:
Các thông tin mà bạn cần chuẩn bị để tiến hành điền vào giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp bao gồm tối thiểu các thông tin dưới đây, bạn cần tìm hiểu chính xác và điền thông tin đúng và đủ vào hồ sơ thành lập công ty.
✔ Lựa chọn ngành nghề kinh doanh đăng ký công ty
Tham khảo: Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam
Trường hợp Phòng Đăng ký kinh doanh cấp tỉnh nhận được văn bản của cơ quan có thẩm quyền khẳng định doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện nhưng không đáp ứng đủ điều kiện theo quy định của pháp luật, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp tỉnh ra Thông báo yêu cầu doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều, đồng thời thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xử lý theo quy định của pháp luật.
Chi phí thành lập doanh nghiệp bao nhiêu?
Mức lệ phí nhà nước thu cho thủ tục thành lập doanh nghiệp bao gồm: Lệ phí đăng ký doanh nghiệp 100.000đ; Phí khắc dấu tròn công ty 200.000đ – 500.000đ/ 01 con dấu; Lệ phí bố cáo thông tin doanh nghiệp: 100.000đ;
Chi phí thành lập doanh nghiệp trọn gói tại Hà Nội của chúng tôi chỉ từ 1.400.000đ, Quý vị quan tâm đến thủ tục thành lập doanh nghiệp liên hệ ngay với Luật Trí Nam để xem các công việc được triển khai khi sử dụng dịch vụ thành lập doanh nghiệp giá rẻ.
Quy trình đăng ký doanh nghiệp online
Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp trực tuyến: dangkyquamang.dkkd.gov.vn là địa chỉ truy cập để thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp online đối với mọi cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp tại Việt Nam.
Trình tự, thủ tục đăng ký doanh nghiệp được quy định cụ thể tại Điều 27 Luật Doanh nghiệp 2020, theo đó, việc đăng ký doanh nghiệp được tiến hành tại cơ quan đăng ký kinh doanh, bao gồm các bước cụ thể sau:
✔ Thứ nhất, nộp hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp
Người thành lập doanh nghiệp nộp hồ sơ online qua cổng thông tin doanh nghiệp quốc gia thông qua chữ ký số công cộng hoặc sử dụng tài khoản đăng ký kinh doanh.
✔ Thứ hai, tiếp nhận hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp
Giấy tiếp nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp sẽ được Phòng đăng ký kinh doanh gửi trực tiếp về email bạn sử dụng để đăng ký tài khoản đăng ký kinh doanh.
✔ Thứ ba, xem xét tính hợp lệ hồ sơ đăng ký và cấp hoặc từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Tư vấn thành lập doanh nghiệp trọn gói tại Hà Nội
Công ty Luật Trí Nam chuyên dịch vụ thành lập doanh nghiệp uy tín tại Hà Nội, nhận triển khai thủ tục thành lập doanh nghiệp trọn gói 1.400.000đ với nhiều hỗ trợ pháp lý về thuế, hóa đơn, tư vấn pháp lý,... Quý khách hàng cần báo giá dịch vụ thành lập doanh nghiệp hãy liên hệ với chúng tôi ngay theo thông tin
Địa chỉ: Tầng 4, tòa nhà 114 Hoàng Văn Thái Q. Thanh Xuân, TP. Hà Nội.
Chúng tôi rất mong được hợp tác với quý khách hàng trong công việc.
Tham khảo: Báo giá dịch vụ thành lập công ty
Thành lập doanh nghiệp cần những gì?
Muốn thành lập doanh nghiệp thì tổ chức, cá nhân sẽ cần những yếu tố sau:
(Theo nghị định 01/2021/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp)
Sau khi thành lập doanh nghiệp tư nhân cần làm gì?
Sau khi thực hiện thành công việc đăng ký thành lập doanh nghiệp tư nhân, chủ doanh nghiệp cần phải thực hiện các công việc sau để để đảm bảo hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mình thuận lợi và ổn định:
- Công bố thông tin doanh nghiệp.
Bên cạnh việc phải thực hiện công bố doanh nghiệp thì việc khắc con dấu doanh nghiệp cũng rất quan trọng. Trong đó chủ doanh nghiệp toàn quyền quyết định số lượng và hình thức và loại dấu doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện và đơn vị trực thuộc khác.
Theo quy định mới nhất, kể từ ngày 01/01/2021 doanh nghiệp không cần thực hiện thủ tục thông báo mẫu con dấu.
- Kê khai thuế ban đầu: Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận, chủ doanh nghiệp phải tiến hành thực hiện thủ tục kê khai và hoàn thiện nghĩa vụ thuế của mình.Mở tài khoản:
- Mở tài khoản và thông báo số tài khoản của doanh nghiệp. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày hoàn tất việc mở tài khoản, chủ doanh nghiệp phải cần thông báo tới Sở kế hoạch - Đầu tư về số tài khoản của doanh nghiệp đảm bảo các giao dịch trong hoạt động kinh doanh đảm bảo được sở kiểm soát.
Cuối cùng là việc thực hiện thủ tục phát hành hoá đơn. Khi đã lựa chọn được hình thức hoá đơn, doanh nghiệp cần thực hiện báo cáo tới cho cơ quan quản lý thuế trực tiếp của doanh nghiệp.