Khoa Quản lý Công nghiệp – Đại học Bách Khoa TP.HCM Địa chỉ: Nhà B10, 268 Lý Thường Kiệt, Q.10, TP.HCM, VN Điện thoại: (84-28) 38650 460 E-mail: [email protected]

Hoạt động giáo dục đạo đức thông qua giáo dục trải nghiệm ở trường tiểu học

Đã có rất nhiều các tác giả khác nhau bàn về khái niệm đạo đức. Với các cách tiếp cận khác nhau các tác giả đã đưa ra khái niệm đạo đức theo quan điểm khoa học của mình.

Theo tác giả Trần Hậu Kiểm, Đoàn Đức Hiếu [26] khái niệm đạo đức có thể hiểu như sau: Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội đặc biệt, bao gồm một hệ thống những quan điểm, quan niệm, những quy tắc, yêu cầu, chuẩn mực xã hội. Nó ra đời, tồn tại và biến đổi từ nhu cầu của xã hội, nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với lợi ích, hạnh phúc của con người và sự tiến bộ của xã hội trong mối quan hệ giữa con người với con người,giữa cá nhân với xã hội [26].

Các tác giả Phạm Khắc Chương và Nguyễn Thị Yến Phương [8] đưa ra khái niệm đạo đức như sau: Đạo đức là một hình thái của ý thức xã hội, là tổng hợp những quy tắc, nguyên tắc, chuẩn mực xã hội, nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình sao cho phù hợp với hạnh phúc của con người và tiến bộ xã hội giữa con người với con người, giữa cá nhân với xã hội [8].

Trong nghiên cứu này, sẽ sử dụng khái niệm đạo đức của các tác giả Phạm Khắc Chương và Nguyễn Thị Yến Phương làm khái niệm công cụ của luận văn.

Theo tác giả Nguyễn Thị Thi [33] khái niệm hoạt động giáo dục đạo đức được hiểu như sau: Giáo dục đạo đức là những tác động sư phạm một cách có mục đích, có hệ thống và có kế hoạch của nhà giáo dục tới người được giáo dục (học sinh) để bồi dưỡng cho họ những phẩm chất đạo đức (chuẩn mực, hành vi đạo đức) phù hợp với yêu cầu xã hội [33].

Theo các tác giả Hà Thế Ngữ và Đặng Vũ Hoạt [28] khái niệm hoạt động giáo dục đạo đức được hiểu như sau: Giáo dục đạo đức là quá trình biến các chuẩn mực đạo đức từ những đòi hỏi bên ngoài của xã hội đối với cá nhân thành những đòi hỏi bên trong của bản thân, thành niềm tin, nhu cầu, thói quen của người được giáo dục[28, Tr30].

Trong nghiên cứu này, sẽ sử dụng khái niệm hoạt động giáo dục đạo đức của các tác giả Hà Thế Ngữ và Đặng Vũ Hoạt làm khái niệm công cụ của luận văn. Luận văn: Quản lý giáo dục đạo đức học sinh các trường tiểu học.

Theo Chương trình Giáo dục phổ thông được ban hành năm 2018 [2] thì giáo dục trải nghiệm trong trường phổ thông được hiểu như sau: Hoạt động giáo dục trải nghiệm là hoạt động giáo dục do nhà giáo dục định hướng, thiết kế và hướng dẫn thực hiện, tạo cơ hội cho học sinh tiếp cận thực tế, thể nghiệm các cảm xúc tích cực, khai thác những kinh nghiệm đã có và huy động tổng hợp kiến thức, kĩ năng của các môn học khác nhau để thực hiện những nhiệm vụ được giao hoặc giải quyết những vấn đề của thực tiễn đời sống nhà trường, gia đình, xã hội phù hợp với lứa tuổi, thông qua đó, chuyển hóa với những kinh nghiệm đã trải qua thành tri thức mới, kĩ năng mới góp phần phát huy tiềm năng sáng tạo và khả năng thích ứng với cuộc sống, môi trường và nghề nghiệp tương lai. Cũng trong Chương trình giáo dục phổ thông thì hoạt động giáo dục trải nghiệm chính là hoạt động giáo dục bắt buộc trong nhà trường: “Hoạt động trải nghiệm là hoạt động giáo dục được thực hiện bắt buộc từ lớp 1 đến lớp 12; ở tiểu học được gọi là Hoạt động trải nghiệm”[2].

Như vậy, qua phân tích khái niệm giáo dục trải nghiệm theo Thông tư của Bộ Giáo dục ban hành trong nghiên cứu này cũng xem xét khái niệm giáo dục trải nghiệm như sau: Hoạt động giáo dục trải nghiệm là hoạt động giáo dục được thực hiện bắt buộc từ lớp 1 đến lớp 12.

Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Nghiên cứu lý luận và thực trạng quản lý giáo dục đạo đức thông qua giáo dục trải nghiệm ở bậc tiểu học từ đó đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng quản lý giáo dục đạo đức thông qua giáo dục trải nghiệm góp phần nâng cao chất lượng toàn diện cho học sinh.

Ý nghĩa lý luận và thực tiễn

Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ cung cấp cơ sở lý luận về quản lý giáo dục đạo đức thông qua giáo dục trải nghiệm ở các trường tiểu học. Kết quả này sẽ góp phần làm rõ, bổ sung, hoàn thiện lý luận về quản lý giáo dục đạo đức thông qua giáo dục trải nghiệm ở các trường tiểu học quận Thanh Xuân, Hà Nội nói riêng và các trường tiểu học nói chung.

Luận văn chỉ ra thực trạng quản lý giáo dục đạo đức thông qua giáo dục trải nghiệm ở các trường tiểu học quận Thanh Xuân, Hà Nội và những yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng đó.Trên cơ sở đó, luận văn đề xuất được một số biện pháp khả thi nhằm nâng cao hiệu quả quản lý giáo dục đạo đức học sinh các trường tiểu học quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội thông qua giáo dục trải nghiệm. Kết quả nghiên cứu đề tài sẽ là tài liệu tham khảo bổ ích cho cán bộ quản lý, giáo viên của các trường tiểu học quận Thanh Xuân, Hà Nội nói riêng và cán bộ quản lý, giáo viên các trường tiểu học nói chung góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh.

Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục, phần nội dung chính của luận văn được chia làm 3 chương:

Đặc điểm tâm lý học sinh tiểu học Luận văn: Quản lý giáo dục đạo đức học sinh các trường tiểu học.

Học sinh tiểu học ở độ tuổi từ 6-11 tuổi. Đây là độ tuổi các em chuyển tiếp từ thời thơ ấu sang thời niên thiếu, một sự chuyển tiếp rất quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ, giúp các em hình thành nhân cách, năng lực trí tuệ và cả thể chất.

Bước vào lứa tuổi này, các em sẽ có những mối quan hệ xã hội mới bên ngoài gia đình, qua đó, các em sẽ hình thành nên bản sắc cá nhân, đồng thời cũng phác họa được hình ảnh tự thân, hoàn thiện nhân cách cùng với tiến trình phát triển của mình. Tuy nhiên, học sinh tiểu học vẫn còn rất non nớt, chưa đủ nhận thức, khả năng phân biệt đúng – sai,… nên các em luôn cần sự thấu hiểu tâm lý và sự giúp đỡ một cách phù hợp của người lớn, của gia đình, nhà trường và xã hội.

Trong sáu năm đầu tiên của cuộc đời, các em tìm hiểu môi trường xung quanh qua bản năng và các giác quan của mình. Ở giai đoạn tiếp theo, đứa trẻ từ 6-11 tuổi sẽ tiếp cận thế giới thông qua cả lý trí và suy nghĩ. Do đó, đây là độ tuổi của những câu hỏi, trẻ có vô số câu hỏi đặt ra cho người lớn và cần câu trả lời hợp lý, không lấp liếm hay qua loa.

Học sinh tiểu học là tuổi nhận thức cảm tính là chủ yếu.Tư duy của các em còn mang nặng tính trực quan, chú ý thiếu bền vững.Tri giác của các em còn hời hợt, chủ yếu là ghi nhớ không chủ định. Đối với những việc không hứng thú, trẻ dễ đãng trí, khó tập trung.Tuy nhiên trẻ Tiểu học cũng tiềm tàng khả năng phát triển. Nếu biết cách tổ chức hoạt động phù hợp thì trẻ lớp 1 cũng có thể tiếp thu những tri thức khái quát. Về sự phát triển ghi nhớ, đặc điểm nhận thức của học sinh tiểu học là chỉ nhớ những sự kiện có vẻ bề ngoài gây ấn tượng về mặt cảm xúc, những điều được lặp đi lặp lại một cách máy móc. Ở những năm phát triển tiếp theo, sự ghi nhớ máy móc sẽ được thay thế bằng cách ghi nhớ dựa trên mối quan hệ logic với nội dung hơn. Trong quá trình dạy học hay tổ chức các hoạt động, giáo viên cần áp dụng những cách thức riêng để duy trì sự chú ý và tính tích cực nhận thức của các em trong suốt tiết học hay trong buổi hoạt động, phối hợp khéo léo các phương pháp dạy học khác nhau, sử dụng các hình thức trò chơi, tập thể dục giữa giờ,…

Nói tóm lại, các nhà giáo dục cần có hiểu biết về đặc điểm nhận thức của các em, đừng để quá trình nhận thức của trẻ phải diễn ra trong sự mò mẫm, bản năng mà cần hỗ trợ và định hướng cho các em một cách đơn giản, đúng đắn, giúp trẻ phát triển nhận thức hoàn hảo nhất ở lứa tuổi học sinh tiểu học.

Tình cảm là một mặt rất quan trọng trong đời sống tâm lý, nhân cách của mỗi người.Đối với học sinh tiểu học, tình cảm có vị trí đặc biệt vì nó là khâu trọng yếu gắn nhận thức với hoạt động của trẻ em. Khi nói về đặc điểm tâm lý của học sinh tiểu học, vấn đề tình thân, tình bạn,… cũng là một yếu tố rất quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ ở lứa tuổi này. Đối với học sinh tiểu học, tình cảm có vị trí đặc biệt vì nó gắn kết nhận thức với hoạt động của trẻ em.Tình cảm tích cực sẽ kích thích trẻ em nhận thức tốt và thúc đẩy các em hoạt động đúng đắn.

Tình cảm học sinh tiểu học được hình thành trong đời sống và trong quá trình học tập của các em.Vì vậy giáo viên cần quan tâm xây dựng môi trường học tập nhằm tạo ra xúc cảm, tình cảm tích cực ở trẻ để kích thích trẻ tích cực trong học tập. Việc học tập của các em còn bị chi phối bởi yếu tố gia đình, điều kiện địa lý và các yếu tố xã hội khác đòi hỏi nhà trường, gia đình, xã hội cần có sự kết hợp chặt chẽ để tạo động lực học tập cho học sinh.

Đối với trẻ tiểu học, hành vi thực hiện của các em còn phụ thuộc nhiều vào yêu cầu của người lớn. Khi đó sự điều chỉnh ý chí đối với việc thực hiện hành vi ở các em còn yếu. Đặc biệt các em chưa đủ ý chí để thực hiện đến cùng mục đích đã đề ra nếu gặp khó khăn. Đôi khi các em đã có khả năng biến yêu cầu của người lớn thành mục đích hành động của mình, tuy vậy năng lực ý chí còn thiếu bền vững, chưa tạo nên tính cách của các em.Việc thực hiện hành vi vẫn chủ yếu phụ thuộc vào hứng thú nhất thời.

Học sinh tiểu học chưa có khả năng tự lập chương trình hành động, do ý chí chưa được phát triển đầy đủ.Các phẩm chất ý chí như: Tính độc lập, tính kìm chế và tự chủ còn thấp.Trẻ dễ bắt chước hành động của người khác, kể cả những hành động vượt quá sức trẻ, đôi lúc tính bột phát, ngẫu nhiên được thể hiện trong hành động của trẻ. Tuy nhiên ở lứa tuổi này, đời sống cảm xúc, tình cảm của các em khá phong phú, đa dạng và cơ bản mang tính tích cực; tính kiềm chế và tự giác được tăng cường, trạng thái cảm xúc ổn định. Đặc biệt tâm trạng sáng khoái, vui tươi của trẻ tiểu học thường bền vững, lâu dài nên đó cũng là những điều kiện thuận lợi cho quá trình giáo dục