Melde dich an, um fortzufahren.

Điểm chuẩn học viện báo chí và tuyên truyền năm 2023

Học viện Báo chí và Tuyên truyền công bố điểm chuẩn năm 2024.

Theo đó, các ngành báo chí, truyền thông lấy thang điểm 40. Điểm chuẩn cao nhất là ngành Quan hệ công chúng, chuyên ngành Quan hệ công chúng chuyên nghiệp với 37,7 điểm, trung bình hơn 9,4 điểm/môn.

Một số ngành lấy mức 37 điểm trở lên gồm Báo chí truyền hình lấy 37,21, Truyền thông Marketing lấy 37,38.

Các mức điểm chuẩn này đều thuộc tổ hợp D78 (văn, khoa học xã hội, tiếng Anh).

Điểm chuẩn Học viện báo chí và tuyên truyền năm 2023 ở phổ điểm 30 phổ biến ở 24-25 điểm, trong đó ngành có điểm chuẩn cao nhất là truyền thông đa phương tiện với 28.86 điểm, ngành lịch sử xếp thứ hai với điểm chuẩn là 28.56 điểm. Ở thang điểm 40 với môn văn nhân hệ số 2, ngành có điểm cao nhất là quan hệ công chúng chuyên nghiệp 38.02 điểm, xếp thứ hai là ngành báo truyền hình có điểm chuẩn là 37.32 điểm. Ngành có điểm thấp nhất ở thang điểm 40 là báo mạng điện tử 33.92 điểm.

Điểm chuẩn học viện báo chí và tuyên truyền 2022

Năm 2022, học viện báo chí và tuyên truyền tuyển sinh 2400 chỉ tiêu cho 39 chuyên ngành thông qua 3 phương thức xét tuyển đó là xét điểm học bạ, xét tuyển kết hợp và xét điểm thi tốt nghiệp THPT Quốc Gia.

Dưới đây là chi tiết điểm chuẩn học viện báo chí và tuyên truyền 2022

Theo thang điểm 30 thì ngành truyền thông đa phương tiện có điểm chuẩn cao nhất là 29.25 điểm thuộc tổ hợp C15. Còn ngành xây dựng Đảng và chính quyền nhà nước có điểm chuẩn thấp nhất là 22.8 điểm xét tổ hợp A16.

Thang điểm 30 được tính theo công thức: Tổng điểm 3 môn thi tốt nghiệp THPT theo tổ hợp đăng ký + điểm ưu tiên, điểm khuyến khích ( nếu có)

Với thang điểm 40 thì ngành quan hệ công chúng chuyên nghiệp có điểm cao nhất với 37.6 điểm thuộc tổ hợp D78 và R26. Theo sau là chuyên ngành lịch sử 37.5 điểm và chuyên ngành báo truyền hình 37.19 điểm.

Thang điểm 40 được tính theo tổng điểm 3 môn thi tốt nghiệp THPT sau khi đã nhân hệ số môn tổ hợp + điểm ưu tiên, khuyến khích (nếu có) x 4/3

Sự khác biệt giữa kênh truyền thông và báo chí

Kênh truyền thông và báo chí có những điểm khác nhau nhất định và thường được sử dụng để truyền tải thông tin đến đối tượng khán giả khác nhau. Cụ thể như thế nào, cùng JobsGO làm rõ nhé.

Phạm vi của kênh truyền thông thường rộng hơn so với báo chí. Kênh truyền thông có thể sử dụng nhiều phương tiện truyền thông khác nhau như truyền hình, radio, mạng Internet, các nền tảng trực tuyến và xã hội để truyền tải thông tin đến khán giả.

Trong khi đó, báo chí thường có phạm vi hẹp hơn và được phát hành trong khu vực địa phương hoặc quốc gia. Ví dụ, một tờ báo phát hành tại một thành phố nhất định chỉ phục vụ cho độc giả trong khu vực đó. Một số báo chí có thể phát hành trực tuyến để tiếp cận độc giả ở xa hơn, nhưng vẫn giới hạn phạm vi của nó trong một khu vực nhất định.

Kênh truyền thông thường có nội dung đa dạng, bao gồm tin tức, chính trị, giải trí, thể thao, khoa học, công nghệ, du lịch,… Các nội dung này thường được cập nhật thường xuyên và có thể phục vụ cho nhiều đối tượng khán giả khác nhau. Kênh truyền thông cũng có thể sản xuất các nội dung giải trí như phim, chương trình truyền hình, video âm nhạc, hài kịch và các nội dung trực tuyến khác như podcast, blog, video trên YouTube.

Còn báo chí thường tập trung vào các nội dung liên quan đến tin tức, sự kiện chính trị, xã hội, kinh tế, văn hóa, thể thao. Báo chí có nhiệm vụ chuyên môn trong việc thu thập thông tin, phân tích và cung cấp tin tức cho công chúng. Nội dung của báo chí có tính cập nhật, đề cao tính chính xác, khách quan và đáng tin cậy. Báo chí cũng có thể chuyên sâu vào một lĩnh vực cụ thể như chính trị, khoa học, giáo dục, kinh tế và xã hội.

Xem thêm: Tìm hiểu ngành truyền thông và cơ hội việc làm của ngành

Giới thiệu về chuyên ngành Báo truyền hình

Chuyên ngành Báo truyền hình, ngành Báo chí thuộc khoa Phát thanh – Truyền hình của Học viện Báo chí và Tuyên truyền. Tại đây bạn sinh viên sẽ được học tập và trau dồi rất nhiều kiến thức cũng như kỹ năng nghiệp vụ cần thiết cho công việc sau này. Khi ra trường sẽ có đủ năng lực để công tác tại các đài truyền hình từ trung ương đến địa phương, hoặc tham gia nghiên cứu, giảng dạy tại các cơ sở đào tạo chuyên môn hay làm việc cho các công ty truyền thông.

Chuyên ngành này có tổng chỉ tiêu mỗi khóa là 90 sinh viên bao gồm cả hệ đào tạo đại trà là 50 và hệ đào tạo chất lượng cao là 40. Trong khi sức hút và sự khan hiếm về nhân lực của ngành này rất lớn nên tỷ lệ chọi khoảng 1:10 thậm chí mức cao nhất là 1:20. Như vậy, các bạn có thể hiểu vì sao điểm chuẩn đầu vào của chuyên ngành Báo truyền hình thường cao, đặc biệt trong 5 năm gần đây.

Thêm một đặc thù nữa của tất cả các chuyên ngành trong ngành Báo chí đó là đều có hình thức xét tuyển dựa vào thành tích học tập và kết quả dự thi môn năng khiếu của Học viện. Việc vượt qua môn năng khiếu báo chí rất quan trọng, bởi nó quyết định bạn có đỗ vào chuyên ngành mình mong muốn hay không.

Chương trình đào tạo chuyên ngành Báo truyền hình của Học viện Báo chí và Tuyên truyền sẽ có thời gian là 4 năm, với tổng số tín chỉ toàn khóa là 128 tín chỉ. Số tín chỉ mỗi khóa có thể chênh lệch bởi sự cập nhật thêm các môn mới và chương trình đào tạo. Ngoài ra, bạn sẽ học thêm 12 tín chỉ của học phần giáo dục thể chất và giáo dục quốc phòng.

Như mình có nhắc ở trên thì chuyên ngành này chia thành 2 hệ đào tạo là đại trà và chất lượng cao. Hệ đại trà thì sẽ có học phí khoảng 276.000 đồng/tín chỉ và hệ chất lượng cao sẽ là 771.200 đồng/tín chỉ. Hệ chất lượng cao các bạn sẽ học khoảng 30% môn học bằng tiếng Anh nên các bạn có tiếng Anh tốt sẽ có lợi thế khi học và làm việc.

Bên cạnh đó, năm 3 các bạn sẽ có khoảng 30 – 45 ngày đi kiến tập thực tế tại các đài truyền hình Trung ương hoặc địa phương, các công ty truyền thông. Học viện sẽ hỗ trợ các bạn hoặc các bạn có thể tự tìm kiếm cơ hội cho bản thân mình. Đến năm 4 thì các bạn sẽ có 3 tháng để thực tập làm khóa luận tốt nghiệp. Đây là những cơ hội để bạn trau dồi những kiến thức thực tế, mở rộng mối quan hệ, cũng như giúp bản thân có được chiếc CV “đẹp” sau khi ra trường.

Bật mí cho các bạn là chương trình hỗ trợ học phí của AJC cũng rất nhiều. Đặc biệt, các bạn có thành tích học tập tốt sẽ nhận được học bổng mỗi kỳ gần ngang bằng với mức học phí đó nhé.

Chương trình đào tạo cụ thể như sau:

Tìm hiểu chung về kênh truyền thông và báo chí

Kênh truyền thông và báo chí đóng vai trò quan trọng trong việc truyền tải thông tin và tin tức cho công chúng. Vậy kênh truyền thông là gì? Báo chí là gì?

Kênh truyền thông là các phương tiện, nền tảng hoặc phương thức được sử dụng để truyền tải thông tin và tin tức cho công chúng. Những kênh truyền thông phổ biến bao gồm truyền hình, radio, báo chí, tạp chí, sách và các nền tảng truyền thông xã hội như Facebook, Twitter, Instagram, YouTube, LinkedIn,…

Mỗi kênh truyền thông có những đặc điểm và lợi ích riêng. Ví dụ, truyền hình và video trực tuyến cung cấp hình ảnh, âm thanh, giúp người xem dễ dàng hình dung và cảm nhận thông tin. Báo chí và tạp chí tập trung vào các nội dung có tính chất sâu sắc, chuyên sâu hơn. Các nền tảng truyền thông xã hội cho phép mọi người tương tác với nhau và chia sẻ nội dung cũng như hỗ trợ các doanh nghiệp, tổ chức tiếp cận với đối tượng khách hàng rộng lớn.

Xem thêm: Doanh nghiệp đang đẩy mạnh tuyển dụng truyền thông cho nội bộ.

Báo chí là một hình thức của kênh truyền thông, chuyên về việc cung cấp các tin tức, thông tin, phân tích và bình luận đối với một đối tượng khán giả cụ thể. Báo chí có thể được phát hành hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng hoặc theo lịch trình khác nhau. Các báo chí được xuất bản trên giấy, truyền hình, radio hoặc các nền tảng truyền thông trực tuyến.

Báo chí thường được phân loại theo chủ đề hoặc đối tượng đọc. Ví dụ như báo chí thể thao, báo chí kinh tế, báo chí giải trí, báo chí chính trị, báo chí phụ nữ, báo chí thanh thiếu niên,… Các báo chí thường có nội dung đa dạng, từ tin tức quốc tế đến tin tức địa phương, từ các câu chuyện giải trí đến các bài viết về khoa học và công nghệ.

Xem thêm: Học báo chí ra làm gì? Mức lương và làm việc ở đâu?