Thu nhập và lợi nhuận của doanh nghiệp là 2 khái niệm hoàn toàn khác nhau. Để quản trị tốt doanh nghiệp và sử dụng dòng tiền hiệu quả thì cần phải nắm và phân biệt rõ 2 khái niệm này.

Thuế TNDN năm 2022: Gia hạn thời hạn nộp thuế TNDN

Ngày 28/5/2022, Chính Phủ ban hành Nghị định 34/2022/NĐ-CP gia hạn thời hạn nộp thuế GTGT, thuế TNDN, thuế thu nhập cá nhân và tiền thuê đất năm 2022.

Năm 2022, doanh nghiệp được gia hạn nộp thuế TNDN.

Trong đó, Chính Phủ quy định Gia hạn thời hạn nộp thuế đối với số thuế TNDN tạm nộp của quý I, quý II kỳ tính thuế TNDN năm 2022 của doanh nghiệp, tổ chức thuộc đối tượng được quy định tại Điều 3 Nghị định này. Thời gian gia hạn được quy định tại Nghị định 34/2022/NĐ-CP là 03 tháng, kể từ ngày kết thúc thời hạn nộp thuế TNDN theo quy định của pháp luật về quản lý thuế. Như vậy, theo quy định trên đây, thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ được tính căn cứ trên thu nhập tính thuế và thuế suất TNDN. Doanh nghiệp cần lưu ý các quy định về mức thuế suất TNDN năm 2022, doanh thu tính thuế, các khoản được trừ và không được trừ,... để xác định đúng số thuế TNDN. Ngoài ra, để được tư vấn thông tin về phần mềm hóa đơn điện tử E-invoice, vui lòng liên hệ: CÔNG TY PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÁI SƠN

Hiện nay khi kiểm tra quyết toán thuế thường phát sinh vấn đề: thu nhập chịu thuế do cơ quan thuế xác định thường lớn hơn lợi nhuận theo báo cáo quyết toán thuế tài chính của doanh nghiệp. Vấn đề này còn có sự nhìn nhận khác nhau. Một số tổ chức, cá nhân còn lúng túng trong hạch toán và xác định số liệu khi thực hiện quyết toán tài chính và quyết toán thuế, chưa quen với sự khác nhau này và đòi hỏi số liệu kế toán và thuế phải thống nhất với nhau. Vì sao có sự khác nhau này và có thể khắc phục được vấn đề này hay không?

Theo quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN): Thu nhập chịu thuế = Doanh thu - Chi phí hợp lý + Thu nhập khác. Còn theo chế độ tài chính doanh nghiệp và chế độ kế toán hiện hành: Thu nhập chịu thuế = Doanh thu - Chi phí kinh doanh + Thu nhập khác.

Theo các quy định trên, đối với thu nhập khác không có sự khác nhau nhiều về nội dung, do đó sẽ không ảnh hưởng lớn đến sự khác nhau giữa thu nhập chịu thuế và lợi nhuận doanh nghiệp. Thực tế cho thấy sự khác biệt chủ yếu thường ở các chỉ tiêu doanh thu và chi phí, do các nguyên nhân sau:

Về doanh thu: Điều 4, Nghị định số 164/2003/NĐ-CP ngày 22/12/2003 của Chính phủ thì thời điểm xác định doanh thu để tính thu nhập chịu thuế đối với hoạt động bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ là thời điểm chuyển giao sở hữu hàng hóa, hoàn thành dịch vụ hoặc thời điểm lập hóa đơn bán hàng, cung ứng dịch vụ.

Theo chuẩn mực kế toán số 14 doanh thu được ghi nhận khi đồng thời thỏa mãn 5 điều kiện, đó là: Doanh nghiệp đã chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn với quyền sở hữu sản phẩm hoặc hàng hóa cho người mua; doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hóa như người sở hữu hàng hóa hoặc kiểm soát hàng hóa; doanh thu được xác định tương đối chắc chắn; doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch bán hàng và xác định chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng.

Do vậy các trường hợp điển hình dẫn đến doanh thu tính thu nhập chịu thuế bao gồm:

Một là: Các trường hợp được xác định là doanh thu tính thuế TNDN trong năm, nhưng chưa đủ điều kiện để ghi nhận doanh thu theo chế độ kế toán. Ví dụ, các trường hợp đã viết hóa đơn bán hàng nhưng chưa đủ điều kiện để ghi nhận doanh thu theo chuẩn mực kế toán.

Hai là: Trường hợp cho thuê tài sản, có nhận trước tiền cho thuê của nhiều năm; doanh thu trong năm ghi nhận theo kế toán là tổng số tiền cho thuê chia cho tổng số năm trả tiền trước, còn doanh thu để tính thuế TNDN cơ sở kinh doanh có thể lựa chọn một trong hai cách tính doanh thu phân bổ cho số năm trả tiền trước, hoặc xác định theo doanh thu trả tiền một lần.

Ba là: các khoản hàng hóa dịch vụ được trao đổi không được xác định là doanh thu theo chế độ kế toán nhưng là doanh thu để tính thu nhập chịu thuế theo quy định của luật thuế TNDN.

Bốn là: Các khoản được giảm trừ doanh thu bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ hoặc doanh thu hoạt động tài chính theo chuẩn mực kế toán, nhưng không được loại trừ khỏi doanh thu để tính thu nhập chịu thuế (ví dụ các khoản chiết khấu được giảm trừ doanh thu theo chuẩn mực kế toán, nhưng không đủ chứng từ hợp pháp để giảm trừ doanh thu thuế tính thuế theo quy định của Luật thuế TNDN trong trường hợp thanh toán bằng tiền mặt).

Về chi phí thực tế cho thấy sự khác nhau giữa chi phí hợp lý và chi phí kinh doanh chủ yếu ở một số khoản là chi phí thực tế của doanh nghiệp theo chế độ kế toán được hạch toán vào chi phí nhưng không được đưa vào chi phí hợp lý để tính thu nhập chịu thuế cụ thể:

Một: Chi phí khấu hao tài sản cố định (TSCĐ) không đúng quy định cụ thể cơ sở kinh doanh trích vượt mức kh u hao được tính vào chi phí theo các quy định tại chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao TSCĐ; số khấu hao của các TSCĐ dùng trong  sản xuất kinh doanh nhưng không có hóa đơn chứng từ hợp pháp và các giấy tờ khác chứng minh tài sản thuộc quyền sở hữu của cơ sở kinh doanh; số khấu hao của các TSCĐ đã khấu hao hết giá trị, nhưng vẫn tiếp tục sử dụng cho sản xuất kinh doanh và số  khấu hao của TSCĐ không tham gia vào hoạt động kinh doanh.

Hai: Chi phí trả lãi tiền vay vượt mức khống chế cụ thể cơ sở kinh doanh vay vốn của các đối tượng không phải là ngân hàng và các tổ chức tín dụng với mức lãi suất cao hơn 1,2 lần mức lãi suất cho vay của ngân hàng thương mại có quan hệ thanh toán với cơ sở kinh doanh và vay vốn để góp vốn phát định, vốn điều lệ.

Ba: Chi phí không có hóa đơn, chứng từ theo chế độ quy định cụ thể các khoản thực chi nhưng không có hóa đơn chứng từ và các khoản chi phí phát sinh trong năm, liên quan đến việc tạo ra doanh thu chịu thuế trong năm có hóa đơn nhưng hóa đơn không hợp pháp.

Bốn: Các khoản thuế bị truy thu và tiền phạt vi phạm hành chính và các khoản chi phí không liên quan đến doanh thu và thu nhập chịu thuế đã tính vào chi phí.

Năm: Chi phí tiền lương, tiền công của chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh, chủ hộ cá thể, cá nhân kinh doanh, tiền thù lao trả cho sáng lập viên, thành viên hội đồng quản trị của công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn không trực tiếp tham gia điều hành sản xuất kinh doanh và tiền lương, tiền công không được tính vào chi phí hợp lý do vi phạm chế độ hợp đồng lao động.

Qua phân tích, từ các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến sự khác biệt trên, Nhà nước ta có các biện pháp khắc phục từng bước thay đổi, hoàn thiện chế độ tài chính doanh nghiệp, chế độ hạch toán kế toán và chính sách thuế TNDN theo hướng thu  hẹp dần sự khác nhau giữa thu nhập chịu thuế và lợi nhuận doanh nghiệp. Bên cạnh đó biện pháp cơ bản, lâu dài để giảm độ lệch trên là tất cả các hoạt động mua bán hàng hóa cung ứng dịch vụ phải có hóa đơn, chứng từ hợp pháp. Bộ Tài chính đã có nhiều chính sách biện pháp để thúc đẩy việc sử dụng hóa đơn như: Chính sách thanh toán không dùng tiền mặt, bán hóa đơn lẻ và nhất là khuyến khích sử dụng hóa đơn tự in... Các doanh nghiệp cũng thấy rằng sử dụng hóa đơn trong mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ không những sẽ làm cho việc xác định số thuế TNDN chính xác, phù hợp hơn với lợi nhuận thực tế mà còn là biện pháp làm lành mạnh tình hình tài chính doanh nghiệp, giám sát được chi phí để hạ giá thành sản phẩm hàng hóa, dịch vụ.

Hiện nay khi kiểm tra quyết toán thuế thường phát sinh vấn đề; Thu nhập chịu thuế do cơ quan thuế xác định thường lớn hơn lợi nhuận theo báo cáo quyết toán tài chính của doanh nghiệp. Vấn đề này còn có sự nhìn nhận khác nhau. Một số DN còn lúng túng trong hạch toán, trong việc xác định số liệu khi thực hiện quyết toán tài chính và quyết toán thuế, chưa quen với sự khác nhau này và đòi hỏi số liệu kế toán và thuế phải thống nhất với nhau. Vì sao có sự khác nhau này và có thể khắc phục vấn đề này hay không?

Theo quy định của Luật thuế TNDN thì thu nhập chịu thuế (TNCT) = doanh thu -chi phí hợp lý + TNCT khác.

Theo chế độ tài chính doanh nghiệp và chế độ kế toán hiện hành thì lợi nhuận doanh nghiệp (LNDN) = doanh thu - CPKD + TN khác.

Theo điểm 1 phần II Thông tư số 128/2003/TT-BTC ngày 22/12/2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 164/2003/NĐ-CP ngày 22/12/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế TNDN "doanh thu để tính TNCT là toàn bộ tiền bán hàng, tiền cung cấp dịch vụ bao gồm cả trợ giá, phụ thu, phụ trội mà cơ sở kinh doanh được hưởng không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền". Theo chế độ kế toán ban hành theo Quyết định số 1141TC/QĐ/CĐKT ngày 1/11/1995 của Bộ Tài chính "Doanh thu bán hàng là toàn bộ tiền bán sản phẩm, hàng hoá, tiền cung ứng dịch vụ cho khách hàng bao gồm cả phụ thu và phí thu thêm ngoài giá bán".

Đối với thu nhập khác: giữa chế độ tài chính DN, kế toán và Luật thuế TNDN không có sự khác nhau nhiều về nội dung các khoản mục thu nhập, do đó sẽ không ảnh hưởng lớn đến sự khác nhau giữa TNCT và LNDN.

Loại trừ sự ảnh hưởng của hai nhân tố doanh thu và thu nhập khác như trên và loại trừ nhân tố chủ quan ta sẽ thấy rằng sự khác nhau giữa TNCT và LNDN chủ yếu là do sự khác nhau giữa chi phí hợp lý (CPHL) theo quy định của Luật thuế TNDN và chi phí kinh doanh (CPKD) của DN. Thực tế cho thấy sự khác nhau giữa chi phí hợp lý và chi phí kinh doanh chủ yếu do các nguyên nhân sau:

1/Còn có các quy định khác nhau về chi phí trong các văn bản về chế độ tài chính DN, chế độ kế toán và chính sách về thuế TNDN. Có thể thấy một số khác nhau như:

Một số khoản tiền phạt như phạt vi phạm chế độ đăng ký kinh doanh, phạt hành chính về thuế và các khoản nộp khác là chi phí thực tế của DN, theo chế độ kế toán được hạch toán vào chi phí tài chính (TK635) nhưng không được đưa vào chi phí tính TNCT (khoản 4 Điều 5 Nghị định số 164/2003/TT-BTC ngày 22/12/2003 của Bộ Tài chính)

Theo chế độ kế toán thì toàn bộ chi phí phải trả lãi tiền vay thực tế phát sinh được hạch toán vào TK 635 "chi phí tài chính". Tuy nhiên theo quy định tại khoản 7 Điều 5 Nghị định số 164/2003/TT-BTC ngày 22/12/2003 của Bộ Tài chính thì khoản chi trả lãi vay vốn pháp định, vốn điều lệ; lãi vay quá hạn, lãi vay phải trả cho đối tượng khác có lãi suất vượt quá mức lãi suất khống chế theo quy định của chính sách về thuế TNDN không được đưa vào chi phí tính TNCT.

Chi phí quảng cáo, tiếp thị, khuyến mãi và các khoản chi phí khác vượt tỷ lệ khống chế theo quy định của Luật thuế TNDN thì không được tính vào chi phí hợp lý để tính thu nhập chịu thuế (khoản 11 Điều 5 Nghị định số 164/2003/TT-BTC ngày 22/12/2003 của Bộ Tài chính). Tuy nhiên theo chế độ tài chính doanh nghiệp thì các khoản chi này đều có đủ hoá đơn chứng từ thì được xác định theo số thực chi...

2/Do các khoản chi phí không có hoá đơn nên bị loại ra khi xác định chi phí hợp lý để tính TNCT. Theo quy định tại tiết b điểm 2 Điều 9 Luật thuế TNDN "Không được tính vào chi phí hợp lý các khoản sau đây:... b/Các khoản chi không có chứng từ hoặc chứng từ không hợp pháp". Như vậy một khoản chi mặc dù là chi phí thực tế của DN trong việc tạo ra doanh thu và lợi nhuận nhưng nếu không có hoá đơn, chứng từ hợp pháp thì theo quy định của Luật thuế TNDN sẽ không được chấp nhận là chi phí hợp lý để tính trừ khi xác định TNCT.

Do yêu cầu kiểm tra, để đảm bảo số liệu kế toán được kiểm tra đầy đủ, toàn diện, liên tục và thống nhất nên khi kiểm tra chi phí tính thuế cán bộ kiểm tra không những chỉ kiểm tra chi phí trong thời kỳ kiểm tra ở phần thể hiện ở TK 911 (XĐKQKD) đối ứng với các TK chi phí 154, 632, 641, 642 (tương ứng với chi phí kinh doanh trong kỳ của DN) mà việc kiểm tra còn phải thực hiện ở cả những khoản chi phí phát sinh trong kỳ nhưng không tính vào chi phí để tính kết quả kinh doanh trong kỳ như chi phí hàng tồn kho, chi phí chờ phân bổ v.v. Do đó giả sử trong kỳ tính thuế chi phí hợp lý phù hợp với chi phí kinh doanh của doanh nghiệp thì nếu các chi phí của hàng tồn kho, chi phí phân bổ không hợp lý sẽ dẫn đến sự khác nhau giữa TNCT và LNDN trong kỳ tính thuế.

3/ Sự khác nhau giữa thu nhập chịu thuế và lợi nhuận doanh nghiệp này đã được Bộ Tài chính hướng dẫn tại công văn số 1242TC/TCDN ngày 6/4/2000 về việc lập và kiểm tra báo cáo tài chính năm 1999 của DNNN "Cần phân biệt giữa chi phí thực tế và chi phí tính TNCT... DN được hạch toán chi phí theo quy định tại Thông tư số 63/1999/TT-BTC ngày 7/9/1999 và Thông tư số 8/2000/TC/TCDN ngày 19/1/2000 để xác định lợi nhuận thực hiện. Chi phí theo quy định tại Thông tư số 99/1998/TT-BTC ngày 17/7/1998 là chi phí để tính TNCT".

Như vậy thu nhập chịu thuế và lợi nhuận doanh nghiệp hiện nay là hai đại lượng khác nhau cả trong chính sách và thực tiễn. Theo công thức xác định TNCT và LNDN nói trên sau khi loại trừ ảnh hưởng của doanh thu và thu nhập khác, ta thấy rằng để TNCT và LNDN bằng  nhau thì chi phí hợp lý phải bằng chi phí kinh doanh. Cụ thể là:

Các quy định về chi phí giữa chế độ tài chính doanh nghiệp, kế toán và chính sách về thuế TNDN phải thống nhất với nhau. Thực tế trong thời gian qua Nhà nước ta đã từng bước thay đổi, hoàn thiện chế độ tài chính doanh nghiệp, chế độ hạch toán kế toán và chính sách thuế TNDN với việc ban hành các chuẩn mực kế toán, sửa đổi bổ sung nhiều chính sách về chế độ tài chính DN, chính sách thuế TNDN theo hướng thu hẹp dần sự khác nhau giữa chế độ TCDN và thuế. Do đó nhân tố này sẽ có ảnh hưởng không lớn đến sự khác nhau giữa chi phí tính thuế và chi phí SXKD của DN.

Tất cả các hoạt động mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ đều có hoá đơn. Đây là biện pháp cơ bản, lâu dài để giảm độ lệch giữa LNDN và TNCT... Các DN cũng đã thấy rằng sử dụng hoá đơn trong mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ không những sẽ làm cho việc xác định số thuế TNDN chính xác, phù hợp hơn với lợi nhuận thực tế mà còn là biện pháp làm lành mạnh tình hình tài chính DN, giám sát được chi phí để hạ giá thành. Tuy nhiên đến thời điểm hiện nay việc chi phí sản xuất kinh doanh của DN không đảm bảo về hoá đơn chứng từ hợp pháp vẫn còn là nhân tố có ảnh hưởng lớn đến sự khác nhau giữa TNCT và LNDN.

Thuế TNDN là loại thuế trực thu do đó chịu ảnh hưởng bởi khả năng của người nộp thuế. Sự tăng trưởng bền vững nguồn thu từ loại thuế này chỉ có thể bằng sự phát triển của sản xuất kinh doanh, từ sự ổn định và phát triển nguồn lực tài chính DN mà lợi nhuận DN là một chỉ tiêu biểu hiện. Khi thu nhập chịu thuế phù hợp với lợi nhuận của DN (độ lệch là tối thiểu) thì thuế TNDN không chỉ là nguồn thu của ngân sách Nhà nước mà còn là sự phản ánh khả năng đóng góp của từng DN, doanh nhân vào sự phát triển của đất nước. Để đạt mục tiêu này phải có sự nỗ lực đồng hành từ cả cơ quan quản lý thu và DN cả về mặt hoàn thiện chính sách và việc thực hiện các chính sách đó.